Đều đặn sau mỗi buổi tập hàng ngày, nữ kình ngư Vi Thị Hằng lại lặn lội cùng chiếc xe lăn đi lấy hàng về cho các bạn khuyết tật giống mình hay các bà mẹ nội trợ may vá tăng thêm thu nhập.

Cô gái “xì-trum” vươn tầm khu vực

Vi Thị Hằng lớn lên trong một gia đình đông anh em tại tỉnh miền núi Đắk Nông. Vượt qua những mặc cảm cơ thể khuyết tật do một trận sốt bại liệt từ năm 3 tuổi, Hằng vẫn cố gắng hoàn thành trọn vẹn 12 năm học phổ thông.

Không muốn dừng lại ở tấm bằng cấp 3, cô nàng 9x một mình khăn gói lên TP.HCM để theo học Cao đẳng ngành Công nghệ thông tin.

Cũng trong thời gian này, Hằng được ông Trần Hoàng Minh (giờ là ba nuôi của Hằng) – một mạnh thường quân nhận về cưu mang cùng nhiều cô gái khác có hoàn cảnh tương tự.

Vi Thị Hằng trên bục nhận huy chương vàng Para Games 2017.

“Tôi đến với bơi lội tình cờ lắm. Ba nuôi tôi muốn mọi người tham gia tập luyện thể thao theo vận động từ Quận. Lúc đó tôi nghĩ tập lấy sức khỏe thôi chứ tôi cao chưa tới 1m50 thì thi đấu gì”, Hằng kể lại.

Ấy vậy mà trong lần đầu tiên đại diện cho thể thao TP.HCM tham dự giải Thể thao NKT 2012, Hằng gây bất ngờ khi giành đến 5 HCV.

Vi Thị Hằng bên cạnh “tiểu tiên cá” Ánh Viên.

Thành công sớm ở quốc gia nhưng chiếc HCV khu vực lại rất hay “lẫn trốn” nữ kình ngư 9x. Cách đây 2 năm trên đất Singapore, cô gái sinh năm 1990 giành đến 3 HCB nhưng chưa một lần đứng trên bục cao nhất. Trước đó nữa vào năm 2013, cô giành 2 bạc 1 đồng trên đất Myanmar.

“Lúc thấy bảng kết quả, tôi cứ tưởng đồng hồ bị hư. Sau đó biết mình phá kỷ lục thật, tôi vỡ òa như quả bong bóng bị nổ vậy”, Hằng nhớ lại giây phút đoạt chiếc HCV đầu tiên tại SEA Games năm nay.

Giấc mơ nhà thiết kế thời trang

Đều đặn sau mỗi buổi tập hàng ngày, nữ kình ngư Vi Thị Hằng lại lặn lội cùng chiếc xe lăn đi lấy hàng về cho các bạn khuyết tật hay các bà mẹ nội trợ may vá tăng thêm thu nhập. Hằng vui vẻ chia sẻ: “Nhiều bạn khuyết tật không đi lại được, tôi thì còn thuận lợi hơn là di chuyển được trên xe lăn nên giúp đỡ các bạn ấy coi như “lá nát đùm lá tả tơi” (cười)”.

Không chỉ đứng ra lấy hàng, Hằng còn là người hướng dẫn. Thậm chí cô còn bỏ tiền sắm một số máy may cũ cho những bạn không có máy tại nhà để thuận tiện làm việc.

Có nhiều biến cố trong cuộc sống nhưng cô nàng 9x luôn lạc quan và sẵn sàng giúp đỡ nhiều người có hoàn cảnh như mình.

Chia sẻ về ước mơ của mình, Hằng cho biết: “Tôi muốn tạo ra một thương hiệu thời trang riêng cho mình. Có một cơ sở sản xuất nhỏ thôi nhưng có thể tạo ra những sản phẩm do chính tay mình thiết kế”.

Trước giải, một mạnh thường quân đã treo thưởng 120 triệu đồng cho 10 người đầu tiên có HCV tại Para Games năm nay.

Với số tiền có được, Hằng cho biết sẽ dành một nửa để mua cái máy tính phục vụ cho việc học ngoại ngữ. Số tiền còn lại và tiền thưởng từ huy chương, cô sẽ dùng để sửa chữa, nâng cấp máy móc may vá của mình cho mọi người sử dụng được tốt hơn.

Hằng kỷ niệm chiếc HCB 2013 cùng các đồng đội.

“Tôi muốn mọi người biết rằng tôi và các đồng đội mình là những người tàn nhưng không phế. Tôi tự hào mình là người Việt Nam và làm được điều gì đó cho Tổ quốc”, Hằng gửi gắm.

Từng đánh đổi công việc vì thể thao

“Lúc vừa ra trường, tôi đi làm văn phòng bởi tìm việc đúng chuyên ngành lập trình với một đứa con gái khuyết tật quá khó khăn. Làm được 2 năm thì tôi bắt buộc phải lựa chọn giữa công việc và bơi lội, tôi quyết định nghỉ việc để theo đuổi đam mê.

Kình ngư kình ngư Vi Thị Hằng là người đã mở đầu cho “cơn mưa vàng” của bơi lội Việt Nam với tấm HCV lịch sử của ở nội dung 100m tự do nữ. Cô không chỉ xuất sắc đánh bại nhiều đối thủ để mang về tấm HCV cho đoàn thể thao Việt Nam mà với thành tích 1 phút 23 giây 99, Hằng còn làm nên lịch sử khi phá kỷ lục đại hội. Giành HCB và HCĐ phần thi này lần lượt là hai kình ngư Lào và Thái Lan.

Hiện tại, Vi Thị Hằng còn hai nội dung thi đấu là 100m ếch và 50, tự do. Hy vọng cô sẽ tiếp tục tỏa sang để mang về them những tấm huy chương danh giá cho đoàn thể thao Việt Nam.

Bệnh viện Hạnh Phúc
Bệnh viện Hạnh Phúc