Mì ăn liền hay còn gọi mì gói, là món mì khô chiên trước với dầu, ăn sau khi ngâm nước sôi 3-5 phút. Mì ăn liền bắt nguồn từ các loại mì ramen của Nhật và giờ đây nó được phổ biến ở mọi nơi, trong đó có Việt Nam.
Với giá thành rẻ và tiện lợi, mì ăn liền được coi là bữa sáng ưa chuộng của người Việt. Song, các chuyên gia cảnh báo rằng, mì gói chắc chắn không tốt cho sức khỏe.
Ảnh: Davidwolfe |
Dưới đây là những lý do Davidwolfe khuyên mọi người nên dừng hoặc hạn chế ăn món đồ ăn nhanh này ngay lập tức.
Chứa quá nhiều natri
FDA khuyến cáo, mỗi người tiêu thụ không quá 2.300 mg muối mỗi ngày. Thế nhưng, trong mỗi gói mì ăn liền có hơn một nửa số muối đó. Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều natri, cơ thể sẽ có nguy cơ đối mặt với bệnh tim, huyết áp cao, đột quỵ, loãng xương và ung thư dạ dày…
Hội chứng chuyển hóa
Trong năm 2014, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng tiến hành nghiên cứu chế độ ăn của 10.711 người trưởng thành trong độ tuổi từ 19 và 64. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những phụ nữ ăn mì ăn liền hai lần hoặc nhiều hơn mỗi tuần có nhiều khả năng bị hội chứng chuyển hóa.
Hội chứng chuyển hóa là một tập hợp các điều kiện bất thường sức khỏe bao gồm huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, mỡ bụng dư thừa và mức độ cholesterol bất thường. Nguyên nhân được cho là trong mì có một hóa chất là bisphenol.
Vấn đề tiêu hóa
Các nhà nghiên cứu cũng đã tiến hành phân tích mối quan hệ giữa mì ăn liền và sự tiêu hóa. Kết quả cho thấy, người ăn mì ramen sau hơn 2 giờ nhưng các sợi mì vẫn chưa được phá vỡ mà vẫn ở trong đường tiêu hóa. Điều này cho thấy hệ thống tiêu hóa sẽ phải làm việc rất nỗ lực để phá vỡ những sợi mì này.
Chứa nhiều thành phần hóa học
Mì ăn liền chứa nhiều propylene glycol, phụ gia chống oxy hóa, xi-rô ngô và dầu… Các chuyên gia nói rằng, lượng đường trong xi-rô ngô, chất béo bão hòa trong dầu… có thể gây buồn nôn, đau đầu, đỏ bừng, đổ mồ hôi và nhịp tim tăng. Ngoài ra, chất phụ gia chống oxy hóa là một chất bảo quản có thể gây buồn nôn, mê sảng và ù tai…
Theo Thu Hiền
(VnExpress)