“Con đường từ dạ dày tới nghĩa địa chưa bao giờ trở nên ngắn và dễ dàng đến thế” – đó là câu nói đầy chua xót và thể hiện rõ sự bất an trước tình trạng mất an toàn thực phẩm hiện nay của một đại biểu Quốc hội khi chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát tại phiên họp vừa qua.

Đây cũng là nỗi lo chung của tất cả người dân đang hằng ngày, hằng giờ sử dụng thực phẩm mà họ biết chắc chắn rằng khó bảo đảm an toàn thực phẩm. Vậy phải làm thế nào trong tình cảnh này?

“Cú sốc” vàng ô!

Suốt trong những ngày này, vàng ô được người ta liên tục nói đến như một “thảm họa” trong an toàn thực phẩm. Bởi trước đó, hiếm khi người ta nghe thấy một chất vốn không bao giờ liên quan đến thực phẩm mà chỉ là nguyên liệu sản xuất vôi ve quét tường, nhuộm vải lại được đưa vào sử dụng làm đẹp cho thịt gà.

Cùng lắm người ta chỉ nghe đến “tồn dư hóa chất” hay chất tạo nạc… nhưng rõ ràng còn có chút liên quan đến việc ăn uống của người dân. Còn đằng này “vàng ô” hoàn toàn xa lạ với thực phẩm trong bữa cơm. Chính vì vậy, người dân mới “sốc”! Vì vậy, những “thủ phạm” đầu độc này đã trộn vàng ô vào thức ăn chăn nuôi cho gia cầm ăn, đặc biệt trong thời gian vỗ béo để thịt và trứng gà có màu sắc bắt mắt.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong quá trình chăn nuôi, các hộ chăn thả dùng chất vàng ô trộn vào thức ăn cho gà, khiến chúng tạo màu da của thân, chân và đặc biệt lòng đỏ trứng gà có màu vàng bắt mắt để dễ bán, dễ kiếm lời.

nhan biet thuc pham sach the nao day
Phát hiện chất cấm vàng ô tại Công ty Thức ăn chăn nuôi Trường Phú, Hải Dương

Vậy tác hại của chất vàng ô như thế nào? TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm cho biết, với các thành phần của chất vàng ô có thể gây ngộ độc, suy gan, thận, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và lâu dài sẽ gây bệnh ung thư cho người tiêu dùng. Trẻ hấp thụ nhiều chất này thì càng nguy hiểm hơn khi ngoài những nguy cơ bệnh trên còn bị các chứng kích thích, tăng động, lơ đãng, thiếu tập trung…

Chính vì tác hại của vàng ô như vậy mà chất này đã chính thức được liệt vào danh sách những chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.

Cơn bão “tạo nạc”

Bên cạnh vàng ô gây ra “cú sốc” cho người tiêu dùng thì salbutamol hay clenbutarol, những chất tạo

Trước tình trạng thực phẩm bẩn trong chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đã khẳng định trước phiên họp Quốc hội diễn ra ngày 17-11: Nguyên nhân chính của tình trạng này không phải do thiếu quyết tâm.Trong khi đó về mặt cơ sở pháp lý thì cũng đã có Luật, Nghị định và quyết định, thông tư…

Khâu yếu là việc triển khai hướng dẫn sản xuất, kiểm tra giám sát tới hàng triệu người nông dân sản xuất vật tư, nông lâm thủy sản chưa đủ sâu rộng để tạo ra sự chuyển biến căn cơ. Bộ trưởng cũng cho rằng bộ máy và nguồn lực thực hiện còn hạn chế.

Ví như chi cục ở Tuyên Quang có 7 người, ở Bình Dương có 10 người. Cấp huyện, xã hầu như chưa có cán bộ chuyên. Ngân sách cũng hạn chế. Vì thế Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang tiếp tục thực hiện 5 khâu công việc. Và đang triển khai rất quyết liệt

nạc, kích thích tăng trưởng cho gia súc, heo thịt đã tạo ra “cơn bão” khiến nhiều người khiếp sợ.

Trước con số thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại một cuộc họp về an toàn thực phẩm rằng, đã có 68 tấn Salbutamol được nhập về Việt Nam với mục đích chăn nuôi hơn là sử dụng làm nguyên liệu y tế thực sự cho thấy đó đúng là “cơn bão” thật!

Mặc dù Bộ Y tế thừa nhận con số này nhưng qua các đợt kiểm tra, điển hình như trong tháng 8, 9 có nhiều mẫu thịt, đặc biệt ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chứa chất cấm salbutamol và clenbuterol…

Cụ thể kiểm tra 52 mẫu thịt lợn ở 2 thành phố nói trên, có tới 6 mẫu có salbutamol, 3 mẫu chứa sulfadimidine, cũng là chất tạo nạc, kích thích tăng trưởng.

Vì lợi nhuận, họ bất chấp pháp luật, sẵn sàng bước qua mạng sống của đồng loại!

GS.TS Vũ Duy Giảng, người đã hơn 50 năm nghiên cứu giảng dạy về vấn đề này cho rằng, việc sử dụng những chất cấm để tạo nạc, kích thích tăng trưởng có thể giúp các hộ chăn nuôi, hay cơ sở kinh doanh kiếm lời không ít.

Nếu cho chất tạo nạc chẳng hạn như ractopamin vào thức ăn giai đoạn vỗ béo lợn thịt khi đạt đến 90kg thì thịt nạc ở thân thịt tăng đến 5kg, mỡ ở thân thịt giảm 3kg. Cùng với đó, thức ăn chăn nuôi lại giảm 19kg, chất thải giảm 18kg… Muốn tăng nữa thì tăng liều sử dụng chất tạo nạc…

Như vậy, khi sử dụng chất tạo nạc và kích thích tăng trưởng cho gia súc và lợn thịt khác nào người chăn nuôi chỉ có “vào mà không có ra”, đạt được bao nhiêu lợi ích.

Nếu như lợi ích này không phương hại đến ai thì không có gì đáng nói nhưng lợi ích này chỉ đạt được đúng mục đích duy nhất là mang lại lợi nhuận cho cá nhân, còn lại vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của người khác thì trở thành “đòn ác hiểm”, “giết người không dao”…!

Sự nguy hiểm của chất tạo nạc, kích thích tăng trưởng bị cấm đã được các chuyên gia y tế, sinh học chỉ ra: rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, run cơ, co thắt phế quản, gây phù nề, liệt cơ, ngộ độc cơ thể…

Vậy trong tình trạng an toàn thực phẩm đang ở mức báo động, người tiêu dùng phải làm thế nào để tự bảo vệ mình? Chỉ còn cách duy nhất là phải tỉnh táo để lựa chọn thực phẩm. Bởi ngoài cách ấy ra thì khó có cách nào khác do ngay các nhà hữu trách cũng đang lúng túng với công tác quản lý bên cạnh các quy định, luật pháp còn nhiều điều bất cập, chồng chéo…

Chọn chất lượng thay vì hình thức

TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo người dân cần thay đổi cách tiêu dùng ấy là nên chọn thực phẩm theo chất lượng thay vì hình thức. Thực phẩm nào càng đẹp mắt thì càng tránh xa. Như gà, không cần phải da vàng mà là sạch, không có mùi hôi, kháng sinh.

Nếu vàng cũng chỉ là tự nhiên, hoặc màu trắng ngà, sờ vào không bị dính màu ra tay. Phải chọn gà có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có thương hiệu. Nên mua gà trong các siêu thị, các cửa hàng tin cậy. Với thịt gà làm sẵn, nên chọn những con có dấu kiểm dịch của cơ quan thú y.

Trong trường hợp da gà có vết tụ máu, bầm tím không nên mua. Đối với những con gà bị “nhuộm” màu, lớp da có màu vàng óng đẹp nhưng phần mỡ lại trắng (do bên trong của những con gia cầm này không thấm màu)  cũng nên loại. Nếu cẩn thận hơn, sau khi mua gà về, vắt ít nước cốt chanh, hoặc lấy nước muối đổ lên một phần thịt gà, nếu thấy đổi màu thì đó là con gà bị nhuộm.

TS Nguyễn Duy Thịnh giải thích, dù mua gà về nuôi thả vườn, hoặc lồng nửa tháng trước khi ăn sẽ loại được những chất độc, trong đó có vàng ô sẽ là sai lầm. Vì khi gia cầm, gia súc ăn thức ăn có chứa hóa chất, bản thân nó không tiêu hóa được, không thải được và tích lũy trong thịt và nội tạng, đặc biệt là trong lòng đỏ trứng. Do đó, mua gà về rồi nuôi thêm một thời gian cũng không thể thải được chất độc trong cơ thể.

TS Thịnh lưu ý người tiêu dùng, đối với thịt lợn nuôi tăng trọng hoặc chứa hóa chất có thể nhận biết bằng cảm quan: thịt có màu đỏ tươi khác thường, sáng và bóng, chỗ nạc và mỡ phần giáp nhau bị tách rời rõ rệt, có dịch nước màu vàng rỉ ra.

Bên cạnh đó, lớp mỡ dưới da lỏng lẻo, mỏng chưa đến 1cm. Khi thái, thịt không đứng miếng mà mềm oặt. Khi nấu thịt có chứa hóa chất ra nhiều nước, hao thịt, ngót thịt, mùi hôi nồng nặc. Tốt nhất với loại thịt này không nên ăn.

Trong khi đó, thịt “sạch” màu hồng sáng, mỡ trắng, bì lợn trắng, lớp mỡ dày ít nhất từ 1,5-2cm.

CÁCH PHÂN BIỆT THịT GÀ “BẨN”:Thịt gà sạch là phải không có mùi hôi, kháng sinh. Nếu vàng cũng phải là tự nhiên, hoặc màu trắng ngà, sờ vào không bị dính màu ra tay. Phải chọn gà có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có thương hiệu. Nên mua gà trong các siêu thị, các cửa hàng tin cậy. Với thịt gà làm sẵn, nên chọn những con có dấu kiểm dịch của cơ quan thú y.

Trong trường hợp da gà có vết tụ máu, bầm tím không nên mua. Đối với những con gà bị “nhuộm” màu, lớp da có màu vàng óng đẹp nhưng phần mỡ lại trắng (do bên trong của những con gia cầm này không thấm màu) cũng nên loại. Nếu cẩn thận hơn, sau khi mua gà về, vắt ít nước cốt chanh hoặc lấy nước muối đổ lên một phần thịt gà, nếu thấy đổi màu thì đó là con gà bị nhuộm. Cách phân biệt thịt lợn “bẩn”: Thịt lợn nuôi tăng trọng hoặc chứa hóa chất có thể nhận biết bằng cảm quan: Thịt có màu đỏ tươi khác thường, sáng và bóng, chỗ nạc và mỡ phần giáp nhau bị tách rời rõ rệt, có dịch nước màu vàng rỉ ra.

Bên cạnh đó, lớp mỡ dưới da lỏng lẻo, mỏng chưa đến 1cm. Khi thái, thịt không đứng miếng mà mềm oặt. Khi nấu thịt có chứa hóa chất ra nhiều nước, hao thịt, ngót thịt, mùi hôi nồng nặc. Tốt nhất với loại thịt này không nên ăn. Trong khi đó, thịt “sạch” màu hồng sáng, mỡ trắng, bì lợn trắng, lớp mỡ dày ít nhất 1,5-2cm.

Nguồn: Năng lượng Mới 477
Bệnh viện Hạnh Phúc