Không phải là những người nổi tiếng, không phải là những người có sáng kiến vĩ đại làm thay đổi thế giới. Đâu đó trong cuộc sống tấp nập vẫn có nhiều người mà những việc làm, sự cống hiến của họ đang làm đẹp cho xã hội, cho cộng đồng, đó mới là điều đặc biệt mà chúng tôi muốn đề cập.

Hưởng ứng trào lưu “ Hạn chế sử dụng rác thải nhựa” đang diễn ra trên thế giới nói chung, và Việt Nam nói riêng, chị Nguyễn Thanh Toàn đã đưa ra một ý tưởng độc đáo đó là làm đồ handmade từ vật liệu tái chế để làm nên các vật dụng vừa hữu ích vừa mang tính thẩm mỹ.

Chị Nguyễn Thanh Toàn từng là giáo viên mỹ thuật của trường THCS Linh Trung, Thủ Đức. Hiện tại chị đã ngưng công tác giảng dạy tại nhà và công việc chính là kinh doanh. Ngoài việc truyền cảm hứng hội họa chị còn là một người tiên phong trong việc hướng dẫn cho các em thiếu nhi về việc tái sử dụng các vật liệu tái chế.

Chia sẻ nguyên nhân lựa chọn cách làm handmade để tái chế sử dụng các vật liệu cũ chị Toàn cho biết: “ Đầu tiên để thỏa mãn đam mê nghệ thuật, thứ hai kích thích sự sáng tạo của các bé đồng thời gửi gắm tư tưởng giáo dục thay vì vứt đi những vật dụng cũ thì các em sẽ tái sử dụng lại, tạo ra thói quen cân nhắc khi sử dụng một đồ vật.

Chị Toàn đang dạy cho các bé làm đồ handmade

Kể về quá trình dạy, truyền cảm hứng “Làm Handmade từ các vật liệu tái chế” cho các bé, chị toàn tâm sự “Trước đây, mình có nhiều lớp tại nhà, lớp của mình thì rất là đơn sơ thôi! Nghỉ ngơi cuối tuần có không gian để cho các bé, ở đó mình sẽ làm các buổi dạy vẽ, dạy làm đồ Handmade. Ví dụ như từ các dĩa nhựa các em ăn sinh nhật, mình sẽ hướng dẫn các em bồi giấy, rồi sau đó mình sẽ tô màu và trang trí thêm để làm những đĩa đựng kẹo, đựng bánh, đồ khô. Ngoài ra, ví dụ như những que kem, que đè lưỡi, mình hướng dẫn các bé làm những khung hình. Song song đó có rất nhiều thứ như: mặt nạ Halloween, vòng đeo tay, hoa tai,… Mình cảm thấy rằng những tiết học dạy các bé làm đồ Handmade, các em rất là thích, vì bản thân mình là người dạy mình cũng rất thích rồi, huống hồ gì mình đã truyền được niềm yêu thích đó vào trong tiết dạy, nên tiết học đó rất thú vị!”

Với tâm lý không thích các bé mua vật liệu ở ngoài đem vào làm, mà tận dụng các nguyên liệu có sẵn trong gia đình. Nguyên liệu mà chị ưu tiên lựa chọn để làm handmade là những vật liệu sẵn có tại nhà (chai nhựa, dĩa nhựa, túi quần jean, vỏ dừa khô, que kem,…). Chỉ những nguyên liệu không thể tự tạo ra được như: keo dính, kéo, màu,… thì mới cần phải trang bị.

Một số sản phẩm handmade của chị Toàn được tạo ra từ vật liệu tái chế

Các sản phẩm handmade được tạo ra đa dạng mục đích sử dụng như: làm hộp đựng bút tấm thiệp ví khung ảnh móc treo chìa khóa đánh giá về mức độ tác động của việc làm handmade từ các vật dụng tái chế chị Toàn cho hay: “Mình nghĩ rằng những hành động nhỏ của người giáo viên như mình sẽ từ từ nở hoa trong lòng các bé thiếu nhi. Các bé sẽ hành động chính trong gia đình các bé ví dụ như cách sử dụng lại chai nhựa hoặc là mỗi lần dùng các bé sẽ cân nhắc hơn”.

Định hướng tương lai, cô Toàn sẽ nhân rộng việc dạy làm handmade cho các bé ở quy mô lớn hơn, cụ thể sẽ có những lớp học dã ngoại về môi trường để các em có thể nhận thức sâu sắc hơn về việc làm của mình.

Các sản phẩm handmade vừa tiện lời, thẩm mĩ vừa thân thiện với môi trường

Ngoài lợi ích mang lại cho các bé, chị chia sẻ thêm về việc làm Handmade từ các vật liệu cũ sẽ tác động tích cực đến trào lưu “Hạn chế sử dụng rác thải nhựa”:

Vấn đề môi trường là một vấn đề rất là lớn, khi bạn tìm hiểu về bảo vệ môi trường thì bạn nên tìm hiểu sâu hơn nữa về môi trường, việc này mình cũng đang tìm hiểu, mình cũng không dám nói lớn tiếng nhiều nhưng điều đầu tiên mình cũng muốn từ những việc nhỏ của bản thân tác động vào trong đời sống gia đình.

 Quay lại lợi ích của việc học vẽ cũng tương tự, mình nghĩ những hành động  nhỏ của những người giáo viên như mình sẽ từ từ được nở hoa trong lòng các em thiếu nhi và các bé sẽ hành động ngay chính trong gia đình các bé. Ví dụ như các bé sẽ sử dụng lại các chai, ly nhựa hoặc là mỗi lần sử dụng các bé sẽ cân nhắc hơn.”

Khi được chúng tôi hỏi về việc là một người truyền cảm hứng chị luôn phải là tấm gương cho các bé, chị có thấy bất tiện không thì chị vui vẻ đáp: “Không! Mình cảm thấy nó vui hơn, cuộc sống của mình thú vị hơn. Những câu hỏi của bé làm cho mình cảm thấy mình có trách nhiệm, nên mỗi lần sử dụng những ly nhựa mình cân nhắc rất kỹ. Hiện tại đi đâu mình luôn cố gắng mang theo bình riêng của mình để mua nước bỏ vào đó.”

Vấn đề môi trường cũng chính là vấn đề mà chúng ta cần phải quan tâm. Có rất nhiều cách để bảo vệ môi trường nhưng cách đơn giản và gần gũi nhất mà chúng ta có thể làm là tái sử dụng hoặc tái chế những vật dụng cũ không còn sử dụng nữa thành những vận dụng mới cần thiết trong nhà để giảm lượng giác thải xả ra môi trường hằng ngày. Không chỉ vậy, làm đồ handmade cũng chính là phương pháp giúp bạn rèn giũa tính khéo léo cũng như tỉ mỉ trong công việc. Những lợi ích cũng như ý nghĩa của nó không còn chỉ dừng lại là cho gia đình mà là cho cộng động, góp phần lớn trong công cuộc bảo vệ môi trường.

Hy vọng lối sống xanh đẹp, nhân văn của chị mang lại nhiều nguồn cảm hứng cho mọi người đặc biệt là giới trẻ, và năng lượng tích cực của chị sẽ phần nào được lan tỏa rộng hơn để iúp môi trường sống của chúng ngày một xanh, sạch hơn.

 

Trinh Vy 

(CLB Phụ Nữ Hiện Đại)

 

Bệnh viện Hạnh Phúc