Sử dụng smartphone (điện thoại thông minh) một cách quá mức có thể gây nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người nữ – theo nghiên cứu phát hành gần đây trên Tạp chí Information Systems.

“Điện thoại di động đã trở thành một công cụ có thể mang lại sự hài lòng nhanh chóng, tức thì và ngắn ngủi cho chúng ta. Đó cũng là nguồn gốc phát sinh nhiều điều bất lợi”, tác giả nghiên cứu Isaac Vaghefi chia sẻ.

a nghien dt.jpg
Ảnh minh họa

Vaghefi và các đồng sự thu thập dữ liệu từ 182 sinh viên đại học, tự thuật lại việc sử dụng điện thoại của mình. Dựa trên sự phản hồi, các sinh viên được chia làm 5 nhóm người dùng điện thoại: người dùng có suy nghĩ, người dùng thường xuyên, người sử dụng ở mức cao, người vui thích khi dùng điện thoại và người nghiện điện thoại.

Theo đó, có gần 20% sinh viên rơi vào nhóm hai đối tượng sau cùng của sự phân loại nói trên. Các chuyên gia thấy rằng, những người vui thích khi dùng điện thoại và người nghiện điện thoại đều trải qua các bất ổn cá nhân, xã hội, các bất ổn ở nơi làm việc do dùng điện thoại quá nhiều. Người nghiện điện thoại có xu hướng cao hơn ở người nữ.

Dù nghiện công nghệ không được chẩn đoán là rối loạn tâm thần nhưng nghiên cứu cho thấy, người thường xuyên dùng điện thoại có các dấu hiệu được chẩn đoán như: suy nhược tinh thần và lo lắng về mặt xã hội.

“Khi các tế bào thần kinh bị căng thẳng, dopamine được phóng thích và theo thời gian, điều này làm chúng ta có mong muốn phản hồi nhanh và muốn được thỏa mãn ngay tức thì. Quá trình này ‘đóng góp’ vào sự phát triển của giới hạn tập trung ngắn hơn và ngày càng dễ dàng trở nên chán nản, dễ thấy nhàm chán hơn”, các chuyên gia nói rõ.

Người Hoa Kỳ kiểm tra điện thoại của mình hơn 9 tỉ lần mỗi ngày, theo khảo sát của Deloitte, gồm các hoạt động như đăng tải lên các mạng truyền thông xã hội, gửi tin nhắn, mua sắm trực tuyến, chơi games và lướt web.

Một vài dấu hiệu khác cho thấy bạn có thể nghiện điện thoại là sự hoang tưởng khi điện thoại không ở bên cạnh bạn, thích cuộc sống ảo hơn cuộc sống thực tế bên ngoài, cảm giác luôn nghe tiếng điện thoại reo.

Trần Trọng Hiếu
(theo Medical Daily(

Nguồn: Giác Ngộ/giacngo.vn

Bệnh viện Hạnh Phúc