Cuộc đời của Nadia Murad, người vừa được trao giải Nobel hòa bình, đã thay đổi hoàn toàn khi các phiến quân của Nhà nước Hồi giáo (IS) tràn qua làng cô, một ngôi làng ở Iraq, bốn năm trước. Chúng giết người, bắt cóc và hãm hiếp.

“Đó là năm 2014, khi tôi 21 tuổi. Quân IS tràn vào làng Kocho, đặt ra cho người dân tộc Yazidi chúng tôi lựa chọn duy nhất là cải đạo sang Hồi giáo. Ai không đồng ý đều bị bắn chết, trong đó có sáu anh em trai và cả mẹ tôi. Rồi bọn IS chuyển sự chú ý vào đám phụ nữ và trẻ con”, Nadia Murad kể với tạp chí Glamour.

“Sabaya”

Những cô gái trẻ bị dồn lên xe buýt. Một viên chỉ huy nói rất khả ố: “Chúng mày ở đây là để làm sabaya, và chúng mày phải thực hiện những gì chúng tao ra lệnh”. Đó là lần đầu tiên Nadia nghe thấy từ sabaya (nô lệ tình dục) được áp dụng đối với cô. “Đó là phút giây tôi bắt đầu chết. Mọi giây phút ở với IS đều đồng nghĩa với một cái chết từ từ, đau đớn”.

09-34-59_2
Murad trả lời phỏng vấn của tạp chí Glamour

Xe buýt chở cô cùng các cô gái khác đến thành phố Mosul, nơi cô bị đánh đập, bị nhổ nước bọt và bị dí đầu mẩu thuốc lá vào người. Cô bị giam ở nhiều ngôi nhà rồi bị bán trong một cuộc bán đấu giá nô lệ, bị bắt buộc phải cải đạo. Tên chủ cô ngay lập tức và không ngừng lạm dụng cô cả về thể chất lẫn tinh thần. Hắn chỉ dừng lại khi nào có điện thoại của vợ gọi tới. Và cô hiểu ra cô và các cô gái trẻ khác được đưa tới Mosul làm gì.

Những phụ nữ trong gia đình người Sunni của tên chủ nhà chẳng có chút thương cảm nào đối với một cô gái trẻ người Yazidi này. Cho dù đêm nào cô cũng bị hắn hãm hiếp, chỉ trừ những hôm cô đến kỳ kinh. Nhiều phụ nữ trong gia đình gia chủ ở khu vực do IS kiểm soát này thậm chí còn ác hơn cả những người đàn ông. Họ đánh đập và bỏ đói nô lệ tình dục của chồng, có thể vì ghen tuông hoặc tức giận, hoặc đơn giản vì đó là mục tiêu dễ dàng nhất.

Trước khi tai họa mang tên IS xuất hiện, Nadia Murad đã từng ước mơ làm cô giáo hoặc mở hiệu chăm sóc sắc đẹp. Nhưng rồi cô bị bắt cóc, bị đám phiến quân chuyền tay nhau như một món đồ chơi. “Đơn giản đó là diệt chủng”, sau này Nadia Murad nói tại một phiên họp của Liên Hợp Quốc. “Tôi đã không cô đơn, và có lẽ tôi đã gặp may”. Sau ba tháng bị giam giữ ở vùng IS kiểm soát, một ngày nọ, gã chủ nhà quên khóa cửa và Nadia Murad đã trốn thoát.

Ít nhất 6.800 thành viên của cộng đồng tôn giáo Yazidi bị bắt sau khi IS tấn công lên vùng Sinjar, miền bắc Iraq. Hàng nghìn người khác đến nay vẫn còn mất tích, bao gồm ít nhất 1.300 phụ nữ và trẻ em, theo lời cô Murad. Hơn 3.000 người đã trốn thoát hoặc được thả ra. Câu chuyện của họ lan tỏa khắp miền bắc Iraq, lúc thông qua những lời thì thầm, lúc được kể với giọng đầy phẫn uất.

Vào năm 2015, Nadia Murad gặp Sahira Habo. Cô Habo dùng chì than và kim khâu để săm tên chồng mình lên cánh tay để ghi nhớ, khi cô bị hãm hiếp và trao đổi hết tên IS này qua tên IS khác, rằng chỉ có trái tim cô là còn thuộc về chống mình bởi thân thể cô đã không còn là của cô nữa.

09-34-59_3
Cô Habo xăm tên chồng lên tay để ghi nhớ tội ác của IS

Tên chủ đầu tiên của cô là một phiên quân IS người gốc Tunisia. Hắn dùng cho các phiến quân khác vay nhiều đêm. Chủ thứ hai, một người Libya thậm chí còn đánh đứa con gái mới hai tuổi của cô đến chết. Người phiên dịch khi tường thuật lại câu chuyện này cho phóng viên của Washington Post nghe cũng không cầm được nước mắt, dù là đàn ông.

Chính vì những phụ nữ như Habo mà Murad đã đứng lên nói ra cho khắp thế giới hiểu nỗi đau của bà mẹ trẻ ấy, trong khi Nadia Murad cũng đang phải vật lộn với thương tổn tâm hồn của chính mình.

“Chúng tôi phải làm việc cùng nhau, với ý chí vững vàng, để chứng mình rằng các phong trào mang tính diệt chủng sẽ không chỉ thất bại, mà cuối cùng sẽ có kết quả không thể đảo ngược là sự trừng phạt dành cho những kẻ thủ ác và công lý phải thuộc về những người vô tội”, Murad nói.

Sự tàn ác của IS đã được ghi lại rất kỹ lưỡng. Nhóm này thường xuyên tổ chức các buổi hành hình man rợ, ghi hình và đưa lên internet. Trước khi tràn vào Sinjar, IS đã tái chiếm thành phố Mosul, một trong những đô thị lớn nhất ở Iraq, và việc kiểm soát một số làng nhỏ ở vùng núi ban đầu đã không gây được sự chú ý của thế giới.

Sẽ có một ngày

Các lực lượng của người Kurd, được giao nhiệm vụ bảo vệ vùng này, đã đã rút lui mà không thực hiện kháng cự nào đáng kể, bỏ mặc hàng chục ngàn người Yazidi. Hằng ngày quân IS tổ chức đi càn quét trên những chiếc xe bán tải, khiến người Yazidi phải bỏ vào vùng đồi núi Sinjar.

Sahira Habo, lúc đó 27 tuổi, bị quân IS bắt tại một trại gà. Cô cố hy vọng rằng những tiếng súng nổ gần đó không phải là nhằm vào các thành viên nam trong gia đình cô. Nhưng khi bọn lính IS quay lại, cô thấy quần chúng dính đầy các tia máu.

Chồng cô, cha cô và ba em trai đều chết trong ngày hôm đó, cùng với hàng ngàn người khác, không ai biết được con số chính xác.

09-34-59_4
Chiếc lều cô Habo đã ở cùng các con khi phải trốn chạy khỏi vùng IS kiểm soát

Khoảng 70 nấm mồ tập thể đã được tìm thấy, theo chính phủ của người Kurd. Những nấm mồ này vẫn chưa được khai quật và tiến trình này bị trì hoãn bởi những tranh cãi chính trị, cùng là lý dó khiến việc tái thiết các thị trấn và làng mạc của người Yazidi bị đình lại, dù quân chính phủ đã chiếm lại vùng này từ tay IS đã lâu. Các nhà hoạt động người Yazidi hy vọng việc Nadia Murad được trao giải Nobel sẽ có tác động thúc đẩy những gì đang chậm trễ. Tổ chức từ thiện của Murad mang tên Sáng kiến của Nadia, hoạt động với mục tiêu hỗ trợ tái thiết ở khu vực này. Nadia cũng đưa cuộc đấu tranh của cô ra trước pháp đình. Luật sư về quyền con người Amal Clooney đang đại diện cô trong một cuộc chiến pháp lý chống lại các chỉ huy của lực lượng IS.

Habo không hy vọng nhiều về việc những kẻ hành hạ cô sẽ có ngày đền tội, ít nhất là trong cuộc đời này. Nhưng Murad thì khác. Cô chiến đấu với hy vọng sẽ có một ngày công lý lên tiếng đầy đủ và những người vô tội sẽ được chứng kiến sự trả giá của kẻ ác..

Nguồn: NGUYỄN XUÂN THỦY (Kiến thức gia đình số 42)
Bệnh viện Hạnh Phúc