Tại Myanmar, phụ nữ gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với những phụ nữ nghèo sống ở phía bắc của đất nước, nơi các bộ lạc vẫn còn đang đấu tranh với chính phủ.

Các cô gái trong các khu vực này đang ở trong một vị trí bấp bênh, liên tục có nguy cơ bị buôn bán qua biên giới nước ngoài.

nivien vch.jpg
Các bé gái và phụ nữ trẻ được Ni viện Thadama Myintzu cưu mang

Theo Dự án Liên minh các tổ chức Liên hợp quốc về buôn bán người: “Myanmar là một quốc gia nguồn có nhiều phụ nữ, trẻ em và đàn ông bị buôn bán vì mục đích lao động cưỡng bức và bóc lột tình dục. Người dân Myanmar được bán sang Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc và Macau để khai thác tình dục, nô lệ trong nước và lao động cưỡng bức”.

Không có ước tính đáng tin cậy về số lượng người bị buôn bán hàng năm tại Myanmar, mặc dù tổng số 134 trường hợp buôn bán đã được nghiên cứu trong năm 2008, liên quan đến 303 nạn nhân (153 nữ và 50 nam), và 342 kẻ buôn bán đã bị truy tố.

Ví dụ, UNICEF trong năm 2003 ước tính đã có 10.000 cô gái đã bị buôn bán mỗi năm từ Myanmar vào các nhà thổ của Thái.

Số lượng này không giảm.

Lo ngại về nạn buôn bán đã khiến nhiều bậc cha mẹ ở phía bắc, có thu nhập trung bình 1.200 USD mỗi năm, gửi con gái của họ về phía nam, tới thủ đô Yangon và con đường duy nhất để thoát hiểm và được giáo dục – đó là các Ni viện.

Một trong những tổ chức này nằm ở Than Lynn, cách trung tâm Yangon 30 phút lái xe. Tại Ni viện Thadama Myintzu, điều hành bởi cô Tu nữ Daw Aye Theingi, hơn 200 phụ nữ và bé gái ở độ tuổi 4-18, sống trong 2 tòa nhà nhỏ với một nhà bếp và khu vực tắm thô sơ ngoài trời. Trong nhiều trường hợp, những phụ nữ này đã không gặp lại cha mẹ của mình trong nhiều năm.

Nhờ vào sự quyên góp, nữ tu viện đã được xây dựng một tòa nhà 3 tầng hiện đại dành cho các phụ nữ, nhưng phải đợi đến mùa hè này. Cô Daw phải tiện tặn 200 USD mỗi năm đủ để gửi mỗi cô gái đến một trường học địa phương thông qua sự đóng góp.

“Tôi muốn phụ nữ và bé gái có một cuộc sống tốt hơn”, cô Daw nói. Ở tuổi 18, các phụ nữ trẻ sẽ quyết định liệu muốn ở lại hay rời khỏi đây để tìm kiếm một cuộc sống trong thành phố. Hầu như không ai trong số họ trở về nhà.

Nguồn: Văn Công Hưng (Theo Yahoo News)/ Giác Ngộ online 

Bệnh viện Hạnh Phúc
Bệnh viện Hạnh Phúc