Dự án Khu Điều dưỡng Du lịch Vũng Tàu Medicoast đã đấu giá thành công vào ngày 19-11-2014 với nội dung: “Xử lý tài sản để thi hành án do khiếu kiện ngân hàng để thu hồi nợ”. Hiện nay trước thông tin tiền thu được sau khi bán đấu giá tài sản Medicoast sẽ ưu tiên trả cho ngân hàng khiến cho nhà đầu tư, cổ đông và cán bộ công nhân viên Medicoast hoang mang.
Ngày 6-6-2013, bản án gửi đến thi hành án nợ ngân hàng là 83 tỷ đồng, trong đó nợ vốn gốc 60 tỷ đồng, nợ lãi trong hạn 19,2%/năm, lãi phạt, lãi quá hạn. Đến ngày đấu giá thành công 19-11-2014, ngân hàng thông báo khoản tính lãi và vốn gốc phải trả là 108 tỷ đồng (bình quân 33%/năm). Hiện tại, chúng tôi lập ra bộ phận trực tại Medicoast tiến hành đối chiếu xác nhận vốn góp đầu tư, xác nhận công nợ (số điện thoại: 064.3853857, gặp cô Oanh hoặc cô Phi).DieuduongVUngTau1512Từ thất bại của dự án này tôi đã nhận ra mình đã phạm rất nhiều lỗi lầm trong quá trình quản lý vốn cho các nhà đầu tư:

– Sắp xếp nhân sự không hợp lý (180 nhân viên)

– Chiến lược marketing về du lịch chăm sóc sức khỏe không hiệu quả.

– Thất bại trong việc trình phương án tái cơ cấu lại nợ vay ngân hàng từ 21 tỷ đồng  lên 40 tỷ đồng vào cuối năm 2008.

– Chuyển hợp đồng vay dài hạn từ ngân hàng tài trợ dự án (2005-2012) sang khoản vay ngắn hạn (12 tháng) vào tháng 4-2009.

– Thất bại trong kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng được vay dài hạn trong gói 30.000 tỷ đồng vào năm 2013.

Tôi gửi lời xin lỗi chân thành đến các nhà đầu tư những người đã bỏ ra tâm huyết với hơn 3 năm làm giấy tờ cho dự án (1999-2003), các giáo sư, bác sĩ đầu ngành y tế đã trải qua các chuyến công tác ở Đức, Pháp, Singapore đúc kết nên mô hình Medicoast và đã gửi gắm lòng tin trao quyền quản lý cho tôi. Tôi đã đánh mất kỳ vọng lớn lao của quý vị là vận hành sản phẩm mới của ngành du lịch phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh, khám sức khỏe, điều dưỡng cho du khách và người dân Vũng Tàu.

Chúng tôi mong rằng các thành viên (không chính thức) đầu tư góp vốn cùng chia sẻ với thành viên sáng lập các rủi ro do công trinh xây dựng chậm 10 tháng, đơn vị thi công gặp rủi ro, thiệt hại từ cơn bão số 9 (12-2006), lãi suất vay ngân hàng quá cao (lên đến 20,6%/năm trong năm 2008), phí duy trì hoạt động do chậm bán tài sản Medicoast. Chúng tôi sẽ thống kê đầy đủ về công nợ tại Medicoast, trình UBND tỉnh can thiệp để danh sách này được thi hành án công nhận sắp xếp theo 9 mục công nợ được chi trả theo thứ tự ưu tiên, không để ở tình trạng thi hành án chỉ giải quyết theo quy trình đi kiện, lập bản án, chuyển thi hành án… khiến Medicoast phải chịu thêm khoản án phí và những người không đi kiện có thể bị mất tiền. Chúng tôi cũng sẽ kiến nghị đến Ngân hàng TMCP Phương Nam không tính lãi vay quá hạn và giảm lãi suất vay trong hạn từ 19,2% xuống dưới 13%/năm.

Một lần nữa tôi xin lỗi các nhà đầu tư vì đã đánh mất cơ hội đầu tư của quý vị ở lĩnh vực khác mà có thể tại cùng thời điểm đầu tư sẽ thành công và an toàn hơn, tôi xin lỗi những người đã tin cho Medicoast vay. Tôi xin lỗi toàn thể nhân viên Medicoast đã gắn bó với chúng tôi đến giờ phút này đang rơi vào tâm lý lo sợ tiền nợ lương của mình có thể không được nhận và tương lai không có việc làm.

Tôi cũng cảm ơn đến ngân hàng tài trợ dự án (VCB Vũng Tàu) đã cho chúng tôi cơ hội hình thành nên cơ sở Medicoast. Cảm ơn Ngân hàng TMCP Phương Nam đã tiếp nhận chúng tôi sau đó. Chúng tôi cảm ơn đến khách hàng của Medicoast đã ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian qua. Quý vị đã giúp chúng tôi chứng minh sản phẩm Medicoast là có thật và là nhu cầu của thị trường. Cảm ơn tất cả các đối tác đã ủng hộ và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình xin phép, đầu tư triển khai dự án và vận hành.

Nguyễn Thị Mai 

Medicoast đã giải quyết được khoản nợ ngân hàng từ việc bán tài sản kết thúc được tình trạng vốn bị mất dần do lãi vay ngân hàng.

Nhân đây tôi gửi lời xin lỗi đến các nhà đầu tư vì đã không tạo ra được dòng tiền mà quý vị kỳ vọng. Tôi xin lỗi vì đã từ chối việc tăng giá

dịch vụ y tế đối ứng với tỷ lệ lãi suất ngân hàng tăng, giá nhiên liệu tăng, giá điện tăng đã làm ảnh hưởng đến dòng tiền của công ty.

Nhân viên có người xuất thân từ trường lớp đào tạo ngành y tế, có người không phải tốt nghiệp y nhưng khi tham gia phục vụ dịch vụ tại

Medicoast nhân viên đã có tấm lòng rộng mở. Khi biết công ty gặp khó khăn cán bộ nhân viên công ty đã hết sức làm việc kể cả

chấp nhận nhiều tháng chưa được trả lương, tôi ghi nhận công sức đóng góp của người lao động. Rất tiếc các nhà đầu tư phải bán

tài sản để trả nợ ngân hàng vì lãi suất ngân hàng quá cao, nhân viên đã cố gắng duy trì hoạt động đến ngày bán đấu giá tài sản thành công,

là giám đốc điều hành tôi cam kết bảo vệ quyền lợi của nhân viên, công ty sẽ thanh toán đầy đủ khoản nợ lương hơn 4 tỷ đồng

(đến 30-11-2014).

Tôi chia sẻ sự mất mát về đồng vốn của nhà đầu tư nhưng quý vị là những người dám dấn thân vào lĩnh vực mới, quý vị đã không

đi đến đích như kế hoạch nhưng Medicoast đã có mặt trong hội nghị thường niên của Hiệp hội Du lịch chăm sóc sức khỏe Hoa kỳ,

với hơn 2.000 đại biểu đến từ 72 nước trên thế giới (2009, 2010), tại hội nghị Medicoast đã được đánh giá là người đi tiên phong tại

Việt Nam trong ngành kinh tế mới nổi này.

Tôi mong Chính phủ có chính sách về ưu đãi đầu tư và có chính sách tín dụng hỗ trợ để các bác sĩ tiếp tục đầu tư và nhân rộng

mô hình Medicoast.

Bác sĩ Vũ Đào Hiệu

Thầy thuốc ưu tú (năm 1987)

Giám đốc Phòng khám Đa khoa Medicoast

Nguyên giám đốc Bệnh viện Lê Lợi Vũng Tàu

 

Theo báo Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính 
Bệnh viện Hạnh Phúc