Thiếu trường quay là vấn đề mà các nhà làm phim luôn trăn trở. Hầu hết các đạo diễn đều có những chia sẻ về việc không có một trường quay ra hồn để tác nghiệp.

phunuhiendai.truongquayPhim “Thái sư Trần Thủ Độ” phải quay tại phim trường nước ngoài

Nhân chuyện một người con của làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) cho rằng các diễn viên hài như Phạm Bằng, Quốc Anh, Quang Thắng… cùng một số nhà làm phim đang xâm hại các nếp nhà cổ ở làng này qua những cảnh diễn trong phim “Chôn nhời” đang đặt ra nhiều vấn đề về phim trường.

Ra đường mà quay

Thiếu trường quay là vấn đề mà các nhà làm phim luôn trăn trở. Hầu hết các đạo diễn đều có những chia sẻ về việc không có một trường quay ra hồn để tác nghiệp.

Chuyện những dự án phim lớn như “Đường tới thành Thăng Long”, “Thái sư Trần Thủ Độ”, “Thái tổ Lý Công Uẩn” phải thuê trường quay cổ trang ở nước ngoài là minh chứng rõ ràng nhất cho việc thiếu vắng những phim trường tại Việt Nam.

Sự tốn kém chính là khó khăn đầu tiên mà các đoàn làm phim vấp phải. Ví dụ điển hình là phim “Thái tổ Lý Công Uẩn” với dự trù kinh phí khoảng 50 tỉ đồng nhưng sau này, con số đó đã đội lên gấp 4 lần chỉ vì phải thuê trường quay và đạo cụ của nước ngoài.

Kinh phí SX phim hiện đều trong tình trạng “liệu cơm gắp mắm” nên giải pháp cho việc thiếu phim trường thường là cắt hoặc quay ăn gian những bối cảnh huy hoàng, đồ sộ trong kịch bản.

Thiếu trường quay, đương nhiên việc vất vả nhất của các nhà làm phim là phải chỉnh sửa bối cảnh. Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần tâm sự: “Các đoàn làm phim phía Bắc luôn có những bối cảnh na ná nhau. Xem phim về nông thôn thì vẫn là cảnh mấy quả đồi trung du, phim về thành phố thì kéo nhau vào công viên Thủ Lệ, ra Hồ Gươm quay.

Giới làm phim vẫn còn truyền miệng nhau câu chuyện NSND Đào Bá Sơn khi thực hiện bộ phim cổ trang “Long Thành cầm giả ca” tại Ninh Bình đã kêu trời khi góc máy nào cũng vướng… dây điện. Thế nên, việc tìm ra bối cảnh phù hợp thì có nhưng đặc sắc thì đừng hòng nghĩ đến”.

Với yêu cầu quay tốc độ từ 1- 3 ngày/tập, thu âm trực tiếp, quay nhiều máy, các đoàn làm phim hầu như rất bị động từ lịch SX đến hậu kỳ. Phương án mà rất nhiều đoàn làm phim chọn là tận dụng các bối cảnh đơn giản, hoặc có sẵn.

Một vài địa điểm quen thuộc như các danh lam thắng cảnh, các quán xá, làng quê có hình thức đẹp đang trở thành “phim trường” ưa chuộng của các nhà làm phim. Thế mới có chuyện nhiều nhà chuyên môn nhận xét “phim Việt Nam chủ yếu ra đường mà…quay”.

Đạo diễn Quốc Trọng kể về hậu trường làm phim: “Hồi làm phim “Bí thư Tỉnh ủy”, vấn đề tạo bối cảnh chiếm nhiều thời gian nhất của tôi. Khổ hơn cả là bây giờ nông dân đã “mới hóa” gần như toàn bộ cơ sở vật chất.

“Có một vấn đề sẽ rất nan giải là nhân sự. Một trường quay chuyên nghiệp sẽ cần đến một đội ngũ phục vụ, kỹ thuật viên không chỉ rất đông mà còn phải được đào tạo bài bản. Chưa kể, nhân lực cho các hoạt động du lịch và giải trí. Những khó khăn về mặt bằng, kinh phí đầu tư xây dựng phim trường có thể sớm khắc phục, song việc đào tạo đội ngũ nhân lực thì không dễ. Nên một phim trường chuyên nghiệp vẫn đang nằm trên…giấy”, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần.

Lúc ấy, đoàn làm phim nảy ra ý tưởng là dùng đất bùn, than củi bôi lên để làm cũ những bức tường, đình làng… cho đúng với bối cảnh những năm đầu đổi mới. Đến khi quay xong phim, cả đoàn lại phải bò ra chùi sạch, trả lại nguyên vẹn hình thức cho những ngôi nhà, đình đền ấy. Thành ra, thời gian quay phải kéo dài gần gấp đôi dự kiến”.

Trường quay “mì ăn liền”

Hiện nay, nhiều nhà làm phim đã nảy ra sáng kiến hình thành những trường quay theo phong cách “mì ăn liền”. Tuy nhiên, những dự án phim trường này dường như chỉ “giải nhiệt” được cho các gameshow hoặc những bộ phim truyền hình không mang tính nghệ thuật cao.

Theo thống kê, hiện nay cả nước ta có khoảng 50 dự án được xem là phim trường. Những phim trường “có tiếng” thì hầu hết tập trung ở phía Nam. Còn điện ảnh miền Bắc hiện vẫn đang bị “bỏ rơi” trong lĩnh vực này.

Những phim trường kể trên, thực chất vẫn chỉ là những trường quay của một Cty hay hãng phim, được đầu tư “tại chỗ” để phục vụ cho việc SX từng bộ phim hay chương trình truyền hình – điện ảnh của họ. Còn chuyện đầu tư trường quay để cho các đoàn làm phim thuê thì rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Một số ít trường quay được các đoàn làm phim thuê thường xuyên như “Focus 300” của nhiếp ảnh gia Lê Thanh Hải ở Gia Lâm (Hà Nội). Đây là một trong số ít các trường quay đạt được hiệu quả sử dụng của một “phim trường” cỡ trung. Còn tình trạng chung của các phim trường bây giờ vẫn là thiếu vốn đầu tư, xuống cấp và xập xệ.

Bài học từ trường quay Cổ Loa là ví dụ điển hình cho việc quản lí các trường quay của chúng ta hiện nay. Đây từng là trường quay mang nhiều kì vọng về sự chuyên nghiệp. Nhưng hiện tại, khi nhắc đến phim trường này vẫn là những nhận xét về việc thiếu quy hoạch và làm ăn manh mún.

Quay trở lại lời “tố” các nhà làm phim xâm hại các nếp nhà cổ tại Đường Lâm, với tâm thế của một người trong cuộc sẽ thấy làm phim cũng nhiều chuyện đáng thương hơn là đáng trách.

Nguồn: nongnghiep.vn
Bệnh viện Hạnh Phúc