Bắt đầu từ một thông tin không mới nhưng gây giật mình cho những người làm công tác giáo dục: “một bé gái 12 tuổi ở Quận Thủ Đức đồng ý quan hệ với một phụ xe. Từ mối quan hệ đó lại phát hiện ra em đã từng quan hệ với một giáo viên ở trường học (và nghi vấn không chỉ có em mà còn nhiều bạn gái khác)”. Điều đáng nói ở đây – nếu không xét về khía cạnh luật pháp – là việc dễ dàng trao thân của các em gải tuổi 12.
Môt cuộc trao đổi ngắn giữa chị Thanh Thúy, Hội trưởng Hội quán các bà mẹ với một người bạn trên mạng xã hội khoảng 15phút. Thế là ý tưởng của một buổi tọa đàm về việc giáo dục giới tính (GDGT) hiện nay cần thay đổi ra sao được hình thành với các khách mới Tiến Sỹ Vũ Thị Hương (ĐHSPHN1) – Ths BS Lan Hải (chuyên gia về lĩnh vực GDGT) – Ths XHH Phạm Thị Thúy (Giảng viên HVHCQG – TPHCM).
Buổi tọa đàm được lên kế hoạch, tổ chức, và thực hiện trong khoảng thời gian nhanh kỷ lục (chưa đầy 72 giờ).
Điều rất vui, sự tham gia nhiệt tình của các PV : Dân trí, Tuổi Trẻ, Mực tím. Pháp luật v.v… cùng với một số phụ huynh quan tâm đến vấn đề này đã lắng nghe, ghi chép, trao đổi và thâm chí ghi âm lại buổi tọa đàm để có thể nghe lại.
Nhiều vấn đề đặt ra với mọi người :
1 Chúng ta đã thực hiện việc GDGT cho con em mình thế nào, phải chăng chúng ta đang thiên quá nhiều về giáo dục “kỹ thuật” ?
2. Hàng loạt vụ việc gần đây cho thấy rất nhiều bé gái ở độ tuổi 12 “tự nguyện hiến dâng” cho bạn trai chứ không hề bị lừa gạt hoặc ép buộc.
3. Làm sao để giúp các em vượt qua được “sự cám dỗ chết người” của sự tò mò trong vấn đề quan hệ tình dục
Mọi người tham dự đã giật mình khi được xem bức ảnh chụp 2 bé gái tuổi 12 với thân hình khá phổng phao, với những chiếc quần short siêu ngắn ngồi nhắn tin điện thoại lúc 12g đêm ở ghế đá một khu nhà trọ công nhân. Liệu rằng bố mẹ các bé có biết điều này hay không? Và những nguy cơ nào đang vây quanh các bé.
Mọi người cũng giật mình khi phát hiện ra rằng, chúng ta đã nói rất nhiều về vấn đề GDGT, nhưng đến 80% những người ngồi tham dự hình như lại không biết về điều 112, 114, 115, 116 Bộ luật hình sự là rào chắn mà các em phải biết để không chết vì sự thiếu hiểu biết.
Và mọi người càng trăn trở hơn với câu hỏi “tại sao các em không dễ dàng cho đi một chiếc điện thoại giá chỉ khoảng vài triệu đồng, nhưng rất dễ dàng cho đi thân xác vô giá của các em”. Phải chăng đó chính là hậu quả của vấn đề giáo dục quá nặng về khía cạnh vật chât.
Thời gian của buổi tọa đàm trôi đi quá nhanh, rất nhiều ý tưởng chưa kịp trình bày, nhiều thắc mắc chưa kịp hỏi, nhiều băn khoăn chưa kịp chia sẻ thì đồng hồ đã chỉ 12g trưa.
Giờ kết thúc đã đến nhưng hình như không ai muốn chia tay một buổi tọa đàm thú vị như vậy, nơi mà khoảng cách giữa những diễn giả và người tham dự không hề tồn tại. Nơi mà mọi người không chỉ đến nghe mà còn đến để được chia sẻ, được học hỏi lẫn nhau.
Có lẻ lời chia sẻ của Ths BS Lan Hải: Chúng ta cần thay đổi cách nhìn về GDGT, chúng ta không chỉ giáo dục các em về các vấn đề kỹ thuật, mà điều tiên quyết là chúng ta phải giáo dục cho các em về mặt NHÂN BẢN, để giúp các em trở thành những CON NGƯỜI chứ không chỉ giúp các em trở thành những “CON người” trong xã hội ngày hôm nay.
Một số hình ảnh buổi tọa đàm:
Nguồn: FB/Phamphucthinh/HQCBM