(Phunuhiendai.vn) – Ước tính, mỗi năm trên thế giới có đến 4,2 triệu ca mắc Thủy đậu (trái rạ) phải nhập viện, trong đó có 4.200 ca tử vong. Các ca nhập viện do Thủy đậu thường ghi nhận các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm khuẩn và để lại sẹo, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản và rối loạn thần kinh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em.
Các chuyên gia nhận định Thủy đậu là một trong 5 bệnh có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất ở Việt Nam đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, theo khuyến cáo mới nhất của Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam có thể chủng ngừa sớm Thủy đậu cho trẻ nhỏ ngay từ 9 tháng tuổi với 2 liều để đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu(7).
Hội thảo khoa học được phối hợp tổ chức giữa bệnh viện Nhi Trung Ương, Hội Y học Dự phòng, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Hội Truyền nhiễm TP Hồ Chí Minh và VPĐD GSK Pte tại Việt Nam trong cuối tháng 3 vừa qua cùng với sự điều phối của Chủ tọa là PGS. TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc bệnh viện Nhi TW tại TP Hà Nội, TS. BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới TP. HCM tại TP. Hồ Chí Minh và báo cáo viên là các chuyên gia y tế đầu ngành trong các lĩnh vực Nhi và Truyền nhiễm.
Hội thảo đã thu hút gần một ngàn nhân viên y tế trên cả nước tham gia tại hai đầu cầu:
TP HCM, Hà Nội cũng như theo dõi qua hệ thống truyền trực tuyến của ban tổ chức.
Tại sự kiện, TS. BS Phạm Quang Thái, Phó trưởng khoa Dịch tễ, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương báo cáo một số nghiên cứu dịch tễ tại Việt Nam, cho thấy bệnh thủy đậu diễn ra quanh năm, với tỉ lệ mắc rất cao. Dù các số liệu chưa đầy đủ, nhưng đây được cho là một 5 bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất. Nếu không chủng ngừa thì hầu hết dân số sẽ nhiễm vi rút thủy đậu vào khoảng độ tuổi từ 10-20 tuổi.
BS CKI Đinh Văn Thới, Trưởng phòng khám Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cho biết: “trước khi chuẩn bị mang thai, mẹ cần được chủng ngừa Thủy đậu để tránh nguy cơ nhiễm bệnh trong thai kỳ, thai nhi từ đó cũng được bảo vệ. Tuy nhiên, khi trẻ được sinh ra thì lượng kháng thể bảo vệ trẻ được truyền từ mẹ sang con sẽ giảm dần theo thời gian. Các nghiên cứu ở nhiều nước phát triển cũng chỉ ra rằng, từ 4 tháng tuổi trở đi, lượng kháng thể mà trẻ nhận được từ mẹ gần như không còn để bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của Thủy đậu(6). Đây chính là giai đoạn trẻ nhỏ đặc biệt dễ cảm nhiễm với bệnh do thủy đậu gây ra.” Cả 2 chuyên gia này đều đề cập độ tuổi sớm nhất có thể tiêm được thủy đậu từ 9 tháng tuổi bằng 2 liều vắc xin thủy đậu theo khuyến cáo năm 2020 của Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam(7)(11).
Hội thảo được tổ chức tại Hà Nội với sự điều phối của Chủ tọa là PGS. TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc bệnh viện Nhi TW và báo cáo viên là các chuyên gia y tế đầu ngành trong các lĩnh vực Nhi và Truyền nhiễm.
Các chuyên gia nhấn mạnh theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ và Tổ chức y tế thế giới thủy đậu sẽ đạt được hiệu quả phòng ngừa cao nhất nếu được tiêm đủ 2 liều, với hiệu quả giảm đến hơn 95% số ca bệnh, hơn 99% số ca bệnh nặng và thời gian miễn dịch rất bền vững(5)(8)(9)(10). Việc chủng ngừa vắc xin thủy đậu là một khoản đầu tư vì không chỉ giúp giảm chi phí điều trị mà còn giúp công việc và thu nhập của gia đình không bị ảnh hưởng do phải nghỉ việc và giảm năng suất lao động khi phải ở nhà chăm sóc trẻ bệnh.
Tại TP.HCM, Hội thảo được tổ chức với sự điều phối của Chủ tọa là TS. BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới TP. HCM
BS Phạm Thị Mỹ Liên, Phó chủ tịch, Trưởng đại diện GSK tại Việt Nam đồng thuận với nhìn nhận của chuyên gia đó là trong nhiều năm qua bệnh thủy đậu đang bị nhìn nhận thấp hơn gánh nặng thực sự của nó. Dù đã có vắc xin phòng ngừa bệnh nhưng tỉ lệ bao phủ chủng ngừa trong cộng đồng còn rất thấp và dịch thủy đậu vẫn thường xảy ra. Chúng tôi hy vọng đóng góp thêm giải pháp nhằm một phần hỗ trợ quý nhân viên y tế quản lý tốt bệnh Thủy đậu, nâng cao miễn dịch cộng đồng, giảm tỉ lệ tử vong, nhập viện, giảm gánh nặng cho khối điều trị.
Các chuyên gia cũng kêu gọi cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục về bệnh thủy đậu cũng như khuyến khích các bậc phụ huynh có con nhỏ, đặc biệt là trẻ có khoảng trống miễn dịch nên đến trung tâm chủng ngừa gần nhất để được tư vấn và chủng ngừa sớm, đúng và đủ để phòng ngừa thủy đậu.
Nguồn tham khảo:
**Khuyến cáo của các Hội Y học dự phòng ngày 5/10/2020
(1): WHO. Wkly Epidemiol Rec 2014; 89(25): 265–88
(2): CDC. Chapter 22 Varicella. Epidemiology and Prevention of Vaccine-Preventable Diseases (The Pink Book). 13th ed. Washington D.C. Public Health Foundation, 2015. Available from: https://www.cdc.gov/vaccines/pubs/pinkbook/varicella.html [accessed September 2018];
(3): Banz K, et al. Eur J Health Econ 2004; 5(1): 46
http://www.tapchiyhocduphong.vn/tin-tuc/thong-bao-dich/tinh-hinh-benh-truyen-nhiem-nam-2015-khu-vuc-mien-nam-o81E2107E.html
(5): Povey M et al. Lancet Infect Dis. 2019;19:287-297
(6): Didier Pinquier et al. Clinical and vaccine immunology, Apr. 2009, p. 484–487
(7): Khuyến cáo lịch tiêm chủng vắc xin cho mọi lứa tuổi ở Việt Nam, bảng 4 trang 28, ấn bản 2020 – Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam
(8): World Health Organization. Varicella and herpes zoster vaccines: WHO position paper, June 2014. Wkly Epidemiol Rec 2014;89:265-287.
(9): Centers for Disease Control and Prevention. Summary of rationale for varicella vaccination. Information for Healthcare Providers. 2015. Available at: http://www.cdc.gov/vaccines/vpd-vac/varicella/rationale-vacc.htm. Accessed: 10 August 2015.
(10): Marin M, Guris D, Chaves SS et al. Prevention of varicella: recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP). MMWR Recomm Rep 2007;56:1-40.
(11): Lalwani S, Chatterjee S, Balasubramanian S, et al. Immunogenicity and safety of early vaccination with two doses of a combined measles-mumps-rubella-varicella vaccine in healthy Indian children from 9 months of age: a phase III, randomised, non-inferiority trial. BMJ Open 2015;5:e007202. doi:10.1136/bmjopen-2014-007202
B.Đ.M
*Nội dung được thực hiện theo ĐKKD của C.A.M Media