Từ lâu nay, dường như chúng ta muốn khoán trắng việc giáo dục con cái cho xã hội, mà cụ thể là cho hệ thống các trường: nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông. Và như một hệ quả tất yếu: khi con cái hư hoặc học kém, các ông bố bà mẹ sẽ có cớ để quy toàn bộ trách nhiệm cho Bộ Giáo dục. Tác giả không hề có ý bênh hoặc thanh minh hộ Bộ Giáo dục: mặc dù hệ thống giáo dục của Việt Nam còn nhiều hạn chế so với thế giới và cần phải cải tổ càng sớm càng tốt.
Còn cải tổ theo mô hình nào, định hướng ra sao, xin nhường lời cho những người có chuyên môn sâu về lĩnh vực đó. Ở đây, trong cuốn sách và buổi trò chuyện tác giả chỉ muốn phân tích và chia sẻ quan điểm của cá nhân về “nền giáo dục trong gia đình”, là cái nôi cho mọi sự phát triển tương lai của một đứa trẻ.
Vậy thì làm sao để mình tạo thành con người tương lai với chất lượng mình muốn, từ đứa trẻ vừa chào đời đang nằm khóc oe oe kia, cho đến các cô cậu tuổi teen sắp vào đời, thường làm đau đầu bố mẹ vì những “dở dở ương ương” của cái tuổi ở ngưỡng cửa vào đời?
Không ai sinh ra đã là cha mẹ, chị Trân Bích Hà cũng vậy. Mà không biết thì phải học, thế là chị quyết tìm hiểu thấu đáo. Khi đó chưa có Internet và tài liệu còn hạn chế, chị Hà “ôm” rất nhiều sách tiếng Anh về nuôi dậy trẻ em mỗi lần đi công tác nước ngoài. Nhiều đến mức có người thắc mắc sao có lắm sách đến thế về chủ đề này; và sao phải đọc ngần ấy sách mới chuẩn bị được cho một đứa trẻ sắp chào đời? Chị giải thích rằng có nhiều quan điểm khác nhau trong nuôi dạy trẻ em, một cuốn sách có khi rất dày nhưng chỉ tìm được một vài điều bổ ích. Nhiều sách chỉ bàn luận chung chung nhưng không chỉ ra cụ thể mình phải làm gì. Do vậy phải đọc tuốt, để rút ra cách ứng xử cụ thể cho những tình huống đa dạng và đủ nền kiến thức cho những khuynh hướng có thể phát triển khác nhau của con mình.
Theo nhiều sách về nuôi dạy trẻ mà tác giả đã được đọc, sáu năm đầu của cuộc đời là quãng thời gian quan trọng nhất cho sự nghiệp “trồng người”. Ai tận dụng được sáu năm đó một cách tối đa, là đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất của việc dạy con. Hầu như các cá tính cơ bản của con người được hình thành trong sáu năm “bản lề” đầu tiên.
Mỗi gia đình đều phải có những lựa chọn của mình mới có thể đưa ra phương pháp phù hợp. Điều rất quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ nằm ở việc dạy các con bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết từ ngày đầu tiên. Bốn kỹ năng này luôn bổ sung cho nhau, không thể tách rời.
Mong ước lớn nhất của tác giả là mọi đứa trẻ sinh ra trên mảnh đất này đều có cái may mắn như con gái chị, được nuôi dạy đúng cách từ khi mới chào đời, được yêu thương và tôn trọng như một cá nhân đặc biệt, được khuyến khích để lớn lên một cách tự lập, có chính kiến và có quyền tham gia (khi còn nhỏ) và quyết định (khi đã lớn hơn) về những vấn đề liên quan đến bản thân.
Thái Hà Books sẽ kết hợp cùng Hội doanh nghiệp Tp.Hồ Chí Minh tổ chức chương trình giao lưu “Dạy con đôi khi thật đơn giản” cùng tác giả Trần Bích Hà, hiện chị là giám đốc của Transviet – một trong 10 công ty du lịch hàng đầu Việt Nam. Minh Thu con gái chị đã trúng tuyển sớm (early decision) vào trường Đại học Brown – một trong nhóm trường Đại học Ivy League tại Mỹ tại Nest by AIA nằm trong chuỗi hoạt động của Cafe cùng doanh nghiệp.
Chương trình diễn ra lúc 9h00, thứ bảy ngày 06/08/2016 tại Nest by AIA , Lầu 2, TTTM Icon 68 – Tháp Tài chính Bitexco, Số 2 Hải Triều, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin liên hệ về chương trình:
Ms.Nga 0166 7574 074/ Ms.Hiếu: 090 244 5404
Công viên Mẹ & Bé / Phụ Nữ Hiện Đại