Học cách “đứng thẳng người”, đừng khom lưng cúi đầu, người khác mới không nạt bạn, khi bạn luôn rỏ ra yếu đuối, côn trùng ngay lập tức sẽ cắn bạn một phát.

Đi làm 15 năm, tôi tổng kết được 24 nguyên tắc xã giao cơ bản nhất nhưng chẳng mấy ai làm được

1. Làm người phải chân thành, đừng kiêu ngạo; khiêm tốn nhưng đừng khiến mình trở nên quá nhỏ bé; thái độ làm việc phải hết mình, đừng giả vờ cố gắng, học cách “dụi mắt bảy lần”, cẩn thận không để bị lừa cũng là một loại bản lĩnh.

2. Đừng bao giờ đánh giá quá cao quan hệ của bạn với bất cứ ai, thực ra, mọi người hợp tác với nhau, suy cho cùng cũng chỉ là quan hệ lợi dụng và bị lợi dụng mà thôi. Khi bạn không còn giá trị để bị lợi dụng, cái bạn gọi là “quan hệ thân thiết” cũng sẽ chẳng còn tồn tại nữa.

3. Học cách biết ơn, học cách trở thành “quý nhân” của người khác, bạn mới có thể gặp được “quý nhân” của mình. Cũng giống như vận may, đây là điều vô cùng quan trọng, nhưng tất cả mọi sự may mắn được được tạo ra trên cơ sở của sự nỗ lực, không có nỗ lực, bạn sẽ không có được vận may.

4. Luôn luôn ghi nhớ: trước mắt không bình luận người khác tốt xấu, sau lưng không bàn tán thị phi. Chỉ có những kẻ ngu ngốc và vô công rỗi nghề mới đi bàn tán sau lưng người khác.

5. Học cách “đứng thẳng người”, đừng khom lưng cúi đầu, người khác mới không nạt bạn, khi bạn luôn rỏ ra yếu đuối, côn trùng ngay lập tức sẽ cắn bạn một phát.

6. Khiêm tốn nhưng không được thấp cổ bé họng, không có lập trường. Khiêm tốn là một trí tuệ giúp sinh tồn, là một mánh khóe trong xử thế, làm một mỹ đức trong làm người, nhưng thấp cổ bé họng lại cho thấy năng lực thấp kém, là biểu hiện của kẻ vô năng.

Đi làm 15 năm, tôi tổng kết được 24 nguyên tắc xã giao cơ bản nhất nhưng chẳng mấy ai làm được - Ảnh 1.

7. Học cách giữ thể diện cho người khác, đó mới là thể diện lớn nhất của bản thân. Tuyệt đối đừng để người khác cho bạn “thể diện”, khi bạn cầu xin người khác giữ thể diện cho mình, là khi đó bạn đang vô cùng tự ti, thiếu tự tin. Hãy nhớ: thể diện là tự mình tranh lấy, đừng để người khác phải cho mình; mọi thể diện đều được xây dựng trên cơ sở năng lực tài giỏi của bản thân, nếu không thì dù người khác cho bạn thể diện thì bạn vẫn là bạn, dù bên ngoài oai phong lẫm liệt, nhưng bên trong sớm đã quỳ rạp trước người ta.

8. Đừng bao giờ nghe ngóng chuyện riêng tư của người khác. Khi bạn thích đi “hóng hớt” chuyện của người khác, người ta sẽ cho rằng bạn muốn xen vào chuyện riêng của họ, người thông minh sẽ vĩnh viễn giữ khoảng cách với bạn, người hẹp hòi sẽ tìm cách “chơi” lại bạn.

9. Cẩn thận với những người cố ý tiếp cận bạn, cũng đừng chỉ biết qua lại với những người dẻo miệng nhưng lại luôn tỏ ra kín đáo, bí hiểm, không biết chừng đằng sau lưng bạn họ đã tính kế với bạn xong rồi, bởi lẽ họ không bao giờ xem bạn là người bạn thật sự.

10. Knói chuyện với người khác, đừng nhìn điện thoại, trừ phi bạn có ý định kết thúc cuộc nói chuyện. Nói chuyện với người khác nhưng lại không ngừng lướt điện thoại hay tập trung sự chú ý vào việc khác, điều đó cho thấy bạn không tôn trọng đối phương, không phải ai cũng sẽ cho bạn cơ hội nói chuyện lần thứ hai đâu.

11. Đừng hứa hẹn với người khác điều gì, nhớ rằng: lời hứa nhất định phải được thực hiện, nếu không người khác sẽ gắn cho bạn cái mác “không đáng tin”.

Đi làm 15 năm, tôi tổng kết được 24 nguyên tắc xã giao cơ bản nhất nhưng chẳng mấy ai làm được - Ảnh 2.

13. Quan hệ có thân thiết tới đâu, cũng cần giữ khoảng cách, có chừng mực. Người không biết chừng mực là người không có quy tắc, người khác tự nhiên sẽ không tôn trọng hay thích bạn, và tất nhiên cũng sẽ chẳng muốn giúp bạn.

14. “Ngôn đa tất thất”, nói nhiều ắt có chỗ sơ hở, đó là đạo lý từ hàng ngàn năm nay. Nói nhiều, dễ nói hớ, dễ đắc tội người khác, vì vậy, nói ít quan sát nhiều, nói ít làm nhiều, mới là kẻ trí.

15. Giữ khoảng cách nhất định với người khác giới mới là quan hệ xã giao đúng mực nhất. Bạn khác giới có thể là người bạn tốt nhất, nhưng nhất định phải giữ một khoảng cách nhất định, có vậy mới không “chệch đường ray”, mới là sự yêu thương và cảm giác an toàn tuyệt với nhất mà bạn mang đến cho gia đình nhỏ của mình.

16. Đừng bao giờ để người khác giúp bạn miễn phí. Khi bạn để người khác giúp mình miễn phí, nó sẽ chẳng khác gì việc đi xin ăn cả. Chỉ khi bạn trả phí cho sự giúp đỡ của người khác, hay nói đơn giả là có qua có lại thì bạn mới có thể đường đường chính chính ngẩng cao đầu, người khác mới đánh giá cao bạn.

17. Học cách chậm lại, làm sao để người khác vội còn mình thì hãy vẫn ung dung. Càng vội vàng càng dễ hỏng việc. Xã hội xô bồ, vồn vã, chỉ khi bạn “tĩnh” lại, bạn mới có thể tránh được rắc rối hoặc bẫy thương trường. Đừng quên, người khác thể hiện lo lắng ra ngoài, mục đích chỉ là để đánh lạc hướng và khiến trở nên hỗn loạn hơn mà thôi.

18. Nhận thức rõ ai mới là vai chính, đó mới là trí tuệ trong quan hệ đôi bên. Hoàn cảnh mỗi cuộc giao tiếp qua lại đều khác nhau, nhân vật chính mới là quan trọng nhất. Đặc biệt là khi người khác mời bạn ăn cơm hay tụ tập, đừng bao giờ ra vẻ ta đây, coi mình là trung tâm, nhớ rằng: ánh đèn sân khấu không được làm lu mờ nhân vật chính, nếu không thì, bạn sẽ chẳng bao giờ lại có cơ hội giao lưu với người ta lần thứ hai.

Đi làm 15 năm, tôi tổng kết được 24 nguyên tắc xã giao cơ bản nhất nhưng chẳng mấy ai làm được - Ảnh 3.

19. Học cách cự tuyệt, học cách nói “không”, có vậy, người khác mới không bắt nạt bạn, mà thay vào đó họ sợ và tôn trọng bạn.

20. Đừng bao giờ gảy đàn cho trâu nghe, gặp kẻ ngang ngược, bảo thủ, dứt khoát mà tránh xa họ ra.

21. Đừng bao giờ tranh luận với những người không cùng tầng tri thức với bạn, bởi lẽ họ sẽ kéo bạn xuống tầng tri thức của họ rồi sau đó tranh luận với bạn không hồi kết.

22. Thà cô đơn, cũng phải dừng các mối quan hệ xã giao vô dụng lại. Những mối quan hệ vô dụng sẽ chỉ lôi bạn xuống tầng lớp thấp hơn mà thôi, rời xa những mối quan hệ xã giao không đâu mới là lựa chọn đúng đắn nhất.

23. Đừng bao giờ chịu để cảm xúc tiêu cực chi phối, kiểm soát cảm xúc cá nhân mới giữ lại được cái phúc, cái duyên của bạn. Không biết quản lý cảm xúc của bản thân, bạn sẽ đuổi người khác đi lúc nào không hay.

24. Mọi mối quan hệ xã giao đều nên được thiết lập trên cơ sở mọi bên đều thắng, nếu chỉ khư khư một mình bạn thắng, một mình bạn có lợi, thì thực ra là bạn đang thua.

Nguồn: cafebiz.vn

https://cafebiz.vn/di-lam-15-nam-toi-tong-ket-duoc-24-nguyen-tac-xa-giao-co-ban-nhat-nhung-chang-may-ai-lam-duoc-20200515163521556.chn

 

 

 

Bệnh viện Hạnh Phúc