Nhà tôi dự định sửa sang vào dịp cuối năm, bao gồm sửa bếp, lợp mái, làm thêm phòng cho con trai sang năm cưới vợ… Nhiều người nói như vậy là làm lớn vì có đụng vào bếp và nóc nhà, phải xem ngày giờ động thổ cũng như tính toán phong thủy cẩn thận.  Xin hỏi quý báo vấn đề này như thế nào, sửa nhà có như động thổ phải xem tuổi và ngày giờ không? Và nếu như tôi có sửa bếp hay lợp mái thì có phải xem phong thủy hướng bếp, đếm số đòn tay (vì nhà tôi sẽ lợp mái ngói thay cho mái tôn cũ). Xin cảm ơn. Lê Văn Xuyên, đường Học Lạc, TP Mỹ Tho, Tiền Giang
Cấu tạo quy cách lợp mái hiện đại không còn một cây đòn giông trên đỉnh nữa nên không phải lo ngại các truyền tụng kiêng cữ thiếu căn cứ

Truyền thống người Việt ta xưa nay đến dịp cuối năm không ít thì nhiều đều có sửa sang nhà cửa. Ít thì trang hoàng dọn dẹp, còn nhiều thì… “làm lớn” như lợp mái, sửa bếp… để qua năm mới không phải vất vả tu sửa.
Về mặt phong thủy thì việc sửa nhà hay rộng hơn là khởi công động thổ, hẹp hơn là việc cất nóc hay tu tạo bếp núc đều cần xem xét nhiều mặt không phải vì mê tín dị đoạn, mà đó là thái độ và kinh nghiệm của người phương Đông xưa nay coi trọng sự hài hòa thiên – địa – nhân. Trong đó yếu tố thiên (thời) liên quan đến tính thời điểm (năm – tháng – ngày – giờ) tác động lên đối tượng cụ thể (gia chủ) và công việc cụ thể như thế nào. Yếu tố địa (lợi) là các lựa chọn, điều chỉnh nhằm tìm kiếm, xây dựng không gian phù hợp với môi trường sống. Còn yếu tố nhân (hòa) là kết hợp các giải pháp phong thủy với kiến trúc – nội thất để người cư ngụ được an lành về sức khỏe và an tâm về mặt tâm lý sử dụng. Các yếu tố như tài lộc, gia đạo hay tình duyên… đều là kết quả từ 2 vấn đề cơ bản nêu trên: sức khỏe và tâm lý của người cư ngụ.
Do đó, dù là sửa nhà thì cũng nên xác định một số điểm cơ bản để không lầm lẫn với xây nhà mới, cũng như không khiến gia chủ lo lắng thái quá.

Về xem ngày giờ sửa nhà 
Để đạt thiên – địa – nhân hợp nhất thì 3 yếu tố cơ bản là môn (hệ thống cửa, táo (bếp) và chủ (phòng riêng, tiếp khách, bàn thờ) phải tính toán hợp mệnh gia chủ. Nếu chỉ sửa phòng riêng thì phòng ai xem xét theo mệnh tuổi người ấy. Nếu là phòng của con thì xem xét về vị trí, phương hướng hợp mệnh theo mệnh quái của con, bố trí, màu sắc, chất liệu hợp với ngũ hành bản mệnh và sở thích của con. Còn nếu có đụng chạm thay đổi vào phần bếp núc (táo) thì phải xem xét theo mệnh quái của người chủ gia đình. Truyền thống Đông phương coi người cha là trụ cột, tính dương, nên mọi xem xét nhà và bếp đều tính theo tuổi của cha, chồng, con trai lớn trong gia đình. Trường hợp nếu nhà thiếu vắng đàn ông thì chọn người phụ nữ nào là trụ cột để tính toán mệnh tuổi khi xây nhà, sửa nhà.
Khác với xây nhà mới, phải chọn từ năm làm nhà hợp tuổi gia chủ (theo dân gian là không phạm kim lâu, hoang ốc, tam tai, các năm vận hạn…), cho đến tháng (hợp tiết khí, tránh xung sát với tuổi gia chủ), việc sửa nhà tuy cũng cần xem xét thời điểm nhưng chỉ cần chọn ngày giờ phù hợp theo lịch pháp để tiến hành suôn sẻ. Hiện nay các thông tin về lựa chọn ngày giờ theo lịch pháp Đông phương khá phổ biến, dễ tra cứu, không việc gì phải e ngại hoặc lo sợ các đồn đại vô căn cứ. Về mặt khoa học lịch pháp, luôn có ngày xấu và ngày tốt với một công việc cụ thể nào đó, như  ngày tốt cho hôn nhân nhưng có thể xấu cho xây dựng sửa chữa. Thậm chí trong một ngày không thuận lợi vẫn có những giờ tốt có thể khởi sự (quy luật bản chất âm dương, tốt xấu luôn tồn tại trong vạn vật), cho nên tất cả nằm ở sự chủ động, linh hoạt và thái độ nghiêm túc chọn lựa sao cho thuận lợi, tránh kiêng cữ mê tín thái quá.

Về lợp mái, đếm số đòn tay
Việc lợp mái để hoàn thiện quá trình xây dựng cơ bản ngôi nhà đối với thời xưa khá quan trọng, hầu như kết thúc việc xây cất, chỉ còn dọn dẹp rồi nhập trạch (vào ở). Do cấu tạo mái dốc trước đây (lợp lá hay lợp ngói) đều để lộ phần khung xương, trong đó cây đòn nóc nơi đỉnh nhà mang nhiều ý nghĩa tâm linh. Cây đòn nóc (đòn giông) nằm giữa đỉnh, 2 bên mái chia đều là số chẵn, nên tổng số đòn tay trong sửa nhà suy cho cùng là điều chỉnh không gian để phù hợp hơn với nhu cầu, công năng, nhân khẩu, do đó về phong thủy cần quan tâm hơn đến không gian nội thất mà quá trình sử dụng ít nhiều bị sai lệch, thiếu chuẩn xác, đồng thời là cơ hội kích hoạt nội khí tốt hơn. Cụ thể là phần trung cung (giữa nhà) thường là những khu vực đi lại, cầu thang, khoảng trống… nên dọn sạch và  tăng cường chiếu sáng cũng như tạo điểm nhấn giúp nội thất tươi vui hơn. Lau chùi hoặc sắm mới các bộ đèn chùm, đèn áp trần hoặc những vật dụng treo trên cao có tác dụng kích hoạt như phong linh, ống sáo trúc… cũng là biện pháp tốt tạo nên một trung cung sáng sủa và sinh động.

Cũng nên lưu tâm lập lại trật tự của một số vật dụng nội thất bị xáo trộn hoặc bị che chắn, làm thay đổi phương vị vốn có. Ví dụ một giường ngủ đặt ở vị trí tốt, nhưng sau đó kê đồ đạc vào nhiều khiến quanh giường ngủ chật chội, thì cần phải dọn dẹp gọn lại. Vị trí tiếp khách cũng là nơi cần chỉnh trang vào dịp cuối năm bởi khu vực này sẽ thường xuyên tập trung người dịp lễ hội. Cần có chỗ ngồi ổn định của gia chủ để dễ dàng quán xuyến trong ngoài khi tiếp khách. Tốt hơn cả là ấn định chỗ ngồi gia chủ nên nhìn ra cửa chính (góc chếch tối đa là 90 độ), có lối đi ra sau nhà và giao tiếp với khách, đồng thời cũng dễ dàng ra đón hoặc tiễn khách. Tránh xếp đặt tùy tiện theo kiểu gặp đâu ngồi đấy, khi nhà có nhiều khách sẽ vướng víu và bất tiện. Những chỗ ngồi đi giày, để mũ nón, thảm chùi chân… dù nhỏ nhưng cũng cần chăm sóc và thay mới nếu cần.

Chỉnh sửa nội thất nhà dịp cuối năm cần hướng đến sự thoáng đãng, tươi mới và có điểm nhấn

Sửa bếp cần lưu ý các vật liệu mới, hiện đại, giúp quá trình sử dụng và bảo trì bếp tiện dụng hơn

Không gian nhà truyền thống với cây xà nóc và số đòn tay lẻ thể hiện văn hóa Đông phương chuộng số lẻ 

Nguồn: TC Kiến Trúc Đời Sống

Bệnh viện Hạnh Phúc
Bệnh viện Hạnh Phúc