Suryadevara, cô gái nhập cư có tuổi thơ nghèo khó, đóng vai trò quan trọng trong thành công tại General Motors và vừa được hãng này thăng chức.

Sau 14 năm làm việc tại General Motors, Dhivya Suryadevara trở thành nữ CFO đầu tiên của hãng. General Motors có lịch sử hình thành và phát triển 110 năm và đây là lần đầu tiên hãng có hai phụ nữ nắm giữ vị trí quan trọng nhất.

Ngoài Suryadevara, bà Mary Barra trở thành CEO của hãng này từ năm 2014. Bà Mary Barra được đánh giá là CEO làm việc hiệu quả nhất của General Motors từ khi hình thành đến nay. Bà đã dìu dắt công ty vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, tránh nguy cơ phá sản, thực hiện các giao dịch kinh doanh hóc búa.

Hiện nay, General Motors và Hershey là hai công ty trong nhóm Fortune 500 (500 công ty lớn nhất tại Mỹ) có cả CEO và CFO là nữ.

Dhivya Suryadevara bén duyên với ngành công nghiệp ô tô từ năm 2005 và 

Dhivya Suryadevara năm nay 38 tuổi và là một trong 40 lãnh đạo trẻ nhất của nhóm 500 công ty lớn nhất tại Mỹ. Ảnh: CNBC. 

Dhivya Suryadevara gia nhập General Motors năm 2005 và đảm nhận chức phó giám đốc tài chính từ tháng 7/2017. Nói về việc bổ nhiệm vị trí CFO cho Suryadevara, CEO Marry Barra cho hay: “Kinh nghiệm và sự lãnh đạo của Suryadevara trong các hoạt động tài chính vài năm gần đây đã đem lại kết quả kinh doanh vượt mong đợi của hãng. Cô ấy xứng đáng có được vị trí này”.

Suryadevara chưa từng nghĩ bản thân sẽ làm việc trong ngành công nghiệp ôtô, nơi đàn ông chiếm vị trí cao và không phải thế mạnh của phụ nữ. Hơn nữa, đối với một cô gái nhập cư như Suryadevara, có được công việc trong lĩnh vực này là điều khó tưởng tượng.

Suryadevara sinh ra tại thị trấn Chennai, Ấn Độ. Cô có tuổi thơ buồn khi cha mất sớm và mẹ phải một mình gồng gánh nuôi ba con nhỏ.

Cô tâm sự: “Mẹ tôi vất vả hơn bất kỳ ai khi vừa kiếm tiền vừa nuôi dạy con cái, đặc biệt ở Ấn Độ, nơi vị trí của đàn ông luôn được coi trọng hơn phụ nữ. Tôi đã luôn cố gắng hết mình để chứng minh dù không có cha, tôi vẫn được nuôi dạy tử tế và đầy đủ nhất”.

Không phụ sự kỳ vọng của mẹ, Suryadevara tốt nghiệp xuất sắc thạc sĩ ngành Thương mại tại Đại học Madras. Năm 22 tuổi, Suryadevara lần đầu đến Mỹ theo học MBA tại trường Kinh doanh Harvard.

Một mình nơi xứ người, Suryadevara trải qua không ít khó khăn khi đối mặt với sự khác biệt văn hóa, vừa làm vừa học và chật vật kiếm tiền trả các khoản vay sinh viên.

Nỗ lực của Suryadevara được đền đáp xứng đáng khi cô lọt vào danh sách những ứng cử viên thực tập sáng giá tại Ngân hàng Thế giới năm 2002. Tại đây, cô tích lũy được nhiều kinh nghiệm và được mời về làm việc tại ngân hàng UBS với vị trí chuyên viên đầu tư.

Suryadevara là người thích thử thách bản thân và làm việc chăm chỉ. Cô sớm đặt mục tiêu vào làm tại General Motors.

“Tôi đã hoàn toàn ấn tượng khi biết đến ngành công nghiệp ôtô và General Motors. Tôi nghĩ mình sẽ làm được điều gì đó tại đây”, Real Simple dẫn lời Suryadevara chia sẻ.

Suryadevara từng giữ vị trí Giám đốc điều hành và Giám đốc đầu tư của General Motors Asset Management năm 2013. Năm 2015, cô được bổ nhiệm vị trí phó chủ tịch tài chính và thủ quỹ, chuyên điều hành các hoạt động hưu trí trị giá 85 tỷ đôla.

Năm 2017, cô tiếp tục được giao vị trí phó giám đốc tài chính của General Motors. Dhivya Suryadevara đóng vai trò quan trọng trong thành công của các dự án lớn tại hãng. Nữ CFO tham gia vào thương vụ thoái vốn mảng kinh doanh ở châu Âu (Opel) năm 2017, giúp công ty đầu tư thành công 500 triệu USD vào Lyft và huy động được 2,25 tỷ USD vốn đầu từ từ Softbank cho dự án xe tự lái.

CEO Marry Barry của General Motors là nữ lãnh đạo quyền lực nhất của ngành công nghiệp ô tô. Ảnh: CNN. 

CEO Marry Barra của General Motors là nữ lãnh đạo quyền lực nhất của ngành công nghiệp ôtô. Ngoài bà Mary Barra, Suryadevara là sếp nữ thứ hai của hãng sản xuất ôtô lớn nhất Mỹ. Ảnh: CNN. 

Số lượng các nữ lãnh đạo tại các công ty Fortune 500 đã giảm hơn 25% kể từ đầu năm 2017 sau khi một số nữ CEO cao cấp như Marissa Mayer rời Yahoo; Irene Rosenfeld chia tay Mondelez; Denise Morrison đi khỏi Campbell Soup và Sheri McCoy không còn làm việc cho Avon.

Các hãng xe hơi lớn trên thế giới như như Fiat Chrysler, VW Group (công ty mẹ của Audi, Lamborghini, Bentley, Skoda, Bugatti, Seat, Porsche và Volkswagen), Daimler (công ty mẹ của Mercedes-Benz), và Toyota đều có ban lãnh đạo chủ chốt là nam giới.

Thảo Nguyên
Theo CNBC

Nguồn: ngoisao.net

Bệnh viện Hạnh Phúc
Bệnh viện Hạnh Phúc