Tháng 7 năm 2022 vừa qua, Bệnh Viện Mắt Quốc Tế Hoàn Mỹ ghi nhận một trường hợp ca bệnh bẩm sinh hiếm gặp từ một bệnh nhân trẻ tuổi. Tháng 8 năm 2022, bệnh nhân tái khám hậu phẫu thuật với nhiều chuyển biến tích cực, trong bài viết này, Bệnh Viện Mắt Quốc Tế Hoàn Mỹ xin chia sẻ đến cộng đồng, hành trình mà Bệnh viện đã đồng hành cùng bệnh nhân Ngọc Diễm tại TP.HCM vượt qua bệnh lý bẩm sinh Tồn tại Màng Đồng Tử, tên khoa học là Persistent pupillary membrane (PPM).
Chị Nguyễn Thị Ngọc Diễm hiện là sinh viên năm 3 ngành Ngôn ngữ Trung tại Đại Học Ngoại Ngữ Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh (HUFLIT). Từ những ngày học cấp hai trong những buổi khám sức khoẻ định kỳ ở trường, chị được phỏng đoán có dấu hiệu đục thuỷ tinh thể, bản thân chị cũng nhận thấy các dấu hiệu lạ từ khi còn nhỏ và thị lực ngày càng giảm nhiều hơn khi lớn lên. Suốt thời gian trưởng thành, đôi mắt của chị Ngọc Diễm đã giúp chị nhận được nhiều sự chú ý từ xung quanh do bẩm sinh có màng che trước đồng tử.
Là sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung nên Ngọc Diễm thường xuyên phải tiếp xúc với từ ngữ, nét chữ mới, đặc thù tiếng Trung Quốc cũng là một hệ thống ngôn ngữ đa ngữ nghĩa, đa hình thù nên trong ba năm học đại học, chị đã cố gắng rất nhiều để chinh phục được học vấn, đồng thời là trấn an bản thân mỗi ngày về việc đôi mắt của mình sẽ có diễn biến tốt đẹp hơn. Gia đình đã mua cho chị một chiếc đèn đặc biệt để giúp cho việc học dễ dàng hơn, tuy vậy, việc nhìn vẫn khó khăn vì vẫn cần phải dí đèn sát vào tập vở thì mới quan sát được nét chữ. Càng ngày việc nhìn càng trở nên khó khăn hơn đến mức ngay bàn tay để trước mắt cũng không nhìn thấy rõ. Mọi việc trở nên bất tiện hơn rất nhiều cho đến khi chị cảm thấy thời điểm để đi khám đã cần thiết hơn vì “Càng ngày, em thấy mình nhìn càng khó, thời điểm trước khi quyết định tìm hiểu nơi để phẫu thuật mắt thì bạn bè em lúc nói chuyện với em, dù là ở cự ly gần, em nhìn cũng không rõ”.
Tại Khoa Khám Bệnh của Bệnh viện Mắt Quốc tế Hoàn Mỹ, chị đã được đội ngũ bác sĩ thăm khám với các thiết bị cần thiết cho khám chuyên sâu, từ đó chị được chẩn đoán mắc phải bệnh Tồn tại màng đồng tử và được chỉ định phẫu thuật càng sớm càng tốt để đảm bảo thị lực.
Ảnh chụp mắt bệnh nhân Ngọc Diễm trước khi điều trị
Ảnh chụp mắt bệnh nhân Ngọc Diễm sau khi điều trị, tái khám 1 tuần sau phẫu thuật
Chị Ngọc Diễm chụp hình lưu niệm cùng Ths Bs Nguyễn Thành Long tại bệnh viện Mắt Quốc Tế Hoàn Mỹ
Bệnh lý Tồn tại màng đồng tử
Tồn tại màng đồng tử là một bệnh lý bẩm sinh do sự phát triển sai lệch của mống mắt, tạo nên những dãy xơ chắn trước đồng tử, ảnh hưởng thị lực người bệnh. Người bệnh ban đầu sẽ khó phát hiện khó phát hiện vì biểu hiện ban đầu của bệnh lý này nhìn không rõ, từ từ, màng trở nên dày hơn sẽ gây cản trở việc quan sát.
Bệnh đại diện cho dị tật mắt, xuất hiện dưới dạng các sợi mống mắt nhỏ dọc theo đồng tử, là tàn tích của các tuyến tiền mạc tunica vasculosa cung cấp dinh dưỡng cho thủy tinh thể trong sáu tháng đầu đời của thai nhi. Bản thân màng đồng tử bắt đầu thoái triển vào tháng thứ sáu và biến mất hoàn toàn vào tháng thứ tám của thai kỳ. Có một số bằng chứng gần đây hơn cho thấy căng thẳng trong tử cung, đặc biệt là do tăng huyết áp mãn tính ở người mẹ, có thể đẩy nhanh sự biến mất của các màng này.
Tồn tại màng đồng tử bẩm sinh có thể bị nhầm lẫn với bệnh lý màng mống mắt phụ (Accessory Iris membrane-AIM), viêm màng bồ đào dính mống, hội chứng nội mô giác mạc mống mắt, viêm mống mắt vô căn bẩm sinh… Phương pháp điều trị của Tồn tại màng đồng tử là phẫu thuật laser tách màng và bệnh nhân cần tuân thủ lộ trình điều trị, tái khám từ bác sĩ có chuyên môn.
Tồn tại màng đồng tử là một dị tật mắt bẩm sinh chiếm 95% dị tật mắt ở trẻ sơ sinh và 20% ở người trưởng thành, bệnh xuất hiện dưới dạng các sợi mống mắt nhỏ dọc theo đồng tử, là tàn tích của tuyến tiền mạc “tunica vasculosa lentis’ cung cấp dinh dưỡng cho thủy tinh thể trong 6 tháng đầu của bào thai, bản thân màng đồng tử bắt đầu thoái triển vào tháng thứ sáu và biến mất hoàn toàn vào tháng thứ tám của thai kỳ. Sự hoạt động thất bại của các tế bào ảnh sẽ hưởng đến sự thoái triển này và dẫn đến sự tồn tại của màng đồng tử. Tồn tại màng đồng tử sau sinh bị teo đáng kể trong năm đầu sau sinh. Bệnh thường phổ biến hơn ở trẻ sinh non và không có sự khác biệt về giới tính.
Tồn tại màng đồng tử có thể là một bên hoặc hai bên và có thể thay đổi về hình dạng, kích thước, cấu hình và mật độ. Hầu hết các trường hợp, bệnh lý có thể được nhìn thấy như những sợi viền mỏng của mô mống mắt chạy từ bờ đồng tử và ít khi ảnh hưởng đến thị lực, còn lại số hiếm trường hợp màng đồng đồng tử dày đặc, che bít diện đồng tử, che chắn trục quang học của mắt và ảnh hưởng đến thị lực nghiêm trọng, trong trường hợp này bệnh nhân có thể bị nhược thị do không phát hiện sớm.
Tồn tại màng đồng tử được phân thành 3 loại:
- Màng loại 1 chỉ được gắn vào mống mắt
- Màng loại 2 là màng kết dính vào mặt trước thủy tinh thể
- Màng loại 3 là màng mống mắt dính vào giác mạc, thường gặp trong hội chứng Axenfeld-Rieger
Một số trường hợp Tồn tại màng đồng tử ở người
Đa số trường hợp tồn tại màng đồng tử không ảnh hưởng đến thị lực nên không điều trị gì, tuy nhiên bệnh nhân cũng cần được theo dõi tình hình khúc xạ, nhược thị nếu có xảy ra để can thiệp điều trị kịp thời.
Với những trường hợp tồn tại màng đồng tử dày, che khuất diện đồng tử, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực người bệnh thì cần được can thiệp điều trị sớm. Tùy theo tình trạng cụ thể của màng đồng tử mà có thể điều trị bằng thủ thuật Laser Yag cắt màng hoặc phẫu thuật cắt màng đồng tử, trong trường hợp màng đồng tử dính vào mặt trước thủy tinh thể có ảnh hưởng đục thủy tinh thể thì phẫu thuật thủy tinh thể kết hợp cắt màng đồng tử.
BVHM
*Nội dung được thực hiện theo ĐKKD của C.A.M Media