Ăn uống sinh hoạt hàng ngày một cách thông minh để bảo vệ chính bản thân và gia đình bạn. Nhận biết được các loại thực phẩm bị tiêm hóa chất độc hại sẽ giúp bạn tránh được những tổn hại về sức khỏe.
1. Cách nhận biết thịt lợn tiêm hóa chất
Thịt lợn là loại thực phẩm chủ yếu dùng trong các bữa cơm của gia đình. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết thịt lợn bán trên thị trường đều nhiềm chất độc hại do cám tăng trọng và thuốc bảo vệ, hóa chất…
Hình minh họa
Dấu hiệu thịt lợn ướp hàn the: Thịt xẻ ra bên trong có màu trắng hơn, không có mùi ôi thiu. Khi dùng ngón tay ấn vào thịt ứa ra nhiều nước trắng đục.
Đặc điểm thịt lợn sạch: Thịt lợn sạch có màu hồng tươi, ấn tay sẽ thấy ấm và không rỉ nước. Thịt lợn tươi ngon khi sờ vào thớ thịt sẽ có sự đàn hồi, màng bên ngoài khô và dính.
2. Cách nhận biết thịt gà tiêm hóa chất
Đùi và lườn gà là những vị trị thường được tiêm hóa chất vì những chỗ đó nhiều thịt, hóa chất sẽ thấm vào trong mà không bị thoát ra ngoài.
Hình minh họa
Dấu hiệu gà tiêm hóa chất: Thớ thịt dày, to và căng bóng thì không nên mua. Nếu còn nguyên con, thì bạn cầm dốc ngược con gà lên nếu nó bị biến dạng nhiều thì đã bị bơm hóa chất. Trong trường hợp gà béo quá dùng dao rạch, nếu có hóa chất thì sẽ có nước chảy ra.
3. Cách nhận biết thịt bò tiêm hóa chất
Thịt bò tiêm hóa chất: Miếng thịt thường nhão, có màu sắc không đều, không tự nhiên. Khi ấn tay vào rồi bỏ ra thì có vết tay hằn trên miếng thịt. Khi thái thì miếng thịt không dính dao và có nước rỉ ra.
Hình minh họa
Thịt bò sạch: Thớ thịt nhỏ, ấn ngón tay vào thịt nhưng không để lại vết hằn.
4. Cách nhận biết cá ướp hóa chất
Dấu hiệu cá ướp hóa chất: Cá tươi thường đọng máu ở mang. Cá ướp hàn the thì mang không đỏ dù cá vẫn rất tươi. Khi ấn tay vào cá thì độ đàn hồi thấp, mắt cá lõm vào trong, ngửi cá có mùi lạ chứ không phải mùi tanh đặc trưng của cá.
Hình minh họa
Với cá đông lạnh, người mua cần chú ý cách ướp đá cho cá. Nếu cá có ướp hàn the thì không cần nhiều đá.
5. Cách nhận biết tôm ướp hóa chất
Dấu hiệu tôm có hóa chất: Đuôi tôm tòe chứ không xếp đều và cụp xuống như tôm thường. Thân tôm thường thẳng, căng mập, các đốt trên thân đều bị giãn nhất là giữa phần đầu và phần thân. Mang tôm cứng, thẳng và phồng căng. Khi nấu ra nhiều nước, ăn nhạt, bở và dễ bóc vỏ.
Hình minh họa
Với tôm đông lạnh hoặc đã chế biến, bạn cầm tôm kéo nhẹ phần đầu và thân, nếu các khớp tôm không khít, dễ đứt thì đó có thể là tôm cũ hoặc bị ướp hóa chất.
Theo Trà Giang/ baotinnhanh.vn