Nếu bạn hoặc người thân có bệnh tim thì phải luôn phải sẵn sàng để đối phó với nó bất kể lúc nào. Nên biết trước cần làm gì khi cơn đau tim xuất hiện một khi bạn đang ở một mình hoặc người thân của bạn mắc phải. Hãy hướng dẫn cho người nhà của bạn thực hiện theo cách sau nhé.

Nên nhớ rằng, việc sơ cứu ban đầu rất quan trọng và cần thiết để cứu sống người bệnh. Nhiều thống kê cho thấy người bị cơn đau tim nặng thường chết trong 4 giờ đầu tiên sau khi xuất hiện cơn đau tim.
Các dấu hiệu nhận biết sớm cơn đau tim là:
– Cảm giác đau ở ngực phía sau xương ức như bị bóp nghẹn, đè nén hay cảm giác như co thắt, dao đâm, đau dữ dội trong lồng ngực. Đau ngực thường từ phía sau xương ức lan lên cổ, cằm, vai và tay bên trái đôi khi lan xuống cả 2 cánh tay.
– Kéo dài trên 20 phút.
Cộng thêm với đau ngực là các triệu chứng:
– Mặt tái xanh.
– Người vã mồ hôi.
– Hốt hoảng.
– Muốn nôn và nôn.
– Hơn thở dồn dập và ngắn.
Một khi thấy mình hoặc người thân có những dấu hiệu trên cần xử lý nhanh theo các bước sau đây:
– Đặt bệnh nhân nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái.
– Nới rộng quần áo và không cho phép cử động nhiều. Nếu người thân thì hỏi có mang theo thuốc ngậm dưới lưỡi hay không (thông thường người mắc bệnh tim luôn chuẩn bị sẵn thuốc bên mình).
– Gọi ngay số điện thoại cấp cứu 115 và báo rõ tình trạng bệnh cho bác sĩ biết để được tư vấn cách xử trí trong thời gian chờ xe cấp cứu đến. Ngoài ra, bạn cần trang bị thêm cho mình một số động tác ép tim – thổi ngạt để giúp cho người bệnh ngay.
Tư thế ép tim như sau: người cấp cứu quỳ bên cạnh nạn nhân. Đặt hai tay của người cấp cứu (bàn tay phải trên mu bàn tay trái) lên 1/3 dưới xương ức của nạn nhân, ấn mạnh đồng thời cả hai tay cho lồng ngực nạn nhân xẹp xuống. Bạn cần ép tim liên tục thậm chí không cần động tác hà hơi thổi ngạt nếu bạn một mình cấp cứu nạn nhân. (đặt nạn nhân lên mặt phẳng cứng để ép tim, không nên đặt nạn nhân trên nệm để làm động tác này).
Chú ý: Không tự ý vận chuyển nạn nhân.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, khi gặp tình huống cấp cứu người lớn bị ngừng tim ngừng thở, mọi người chỉ nên thực hiện hồi sức tim phổi bằng cách đẩy mạnh và nhanh ở trung tâm ngực của nạn nhân. Còn đối với trẻ sơ sinh và trẻ em vẫn cần phải áp dụng thủ thuật này bao gồm cả ép tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo.
Cách ép tim: Dùng sức nặng của thân trên (chứ không phải chỉ của cánh tay) khi bạn ấn thẳng lồng ngực xuống khoảng 3, 5 – 5cm. Ấn mạnh và nhanh – ấn 2 lần mỗi giây, hoặc khoảng 100 lần/phút. Sau khi ấn 30 cái, thì đẩy đầu ngửa ra sau và nâng cằm lên để mở đường thở. Chuẩn bị thổi ngạt hai hơi. Kẹp chặt mũi và thổi vào miệng nạn nhân trong 1 giây. Nếu lồng ngực phồng lên, thổi ngạt hơi thứ hai. Nếu lồng ngực không phồng lên, đẩy cằm ngửa lại và thổi ngạt lần thứ hai. Đó là một chu kỳ.
Nếu có thêm người, hãy đề nghị người đó thổi ngạt hai hơi sau khi bạn ấn ngực 30 cái. Tiếp tục hồi sức tim phổi cho đến khi có dấu hiệu cử động hoặc cho đến khi nhân viên y tế tiếp nhận nạn nhân.
Theo Tạp chí Sức Khỏe/http://khoe24h.net/
Bệnh viện Hạnh Phúc