(Phunuhiendai.vn) – Có khoảng 10% phụ nữ Việt Nam mắc bệnh sa sinh dục sau sinh. Đây là kết quả do Bộ Y tế công bố, phần lớn người bệnh nằm trong độ tuổi từ 40 – 60. Người trẻ chưa sinh lần nào cũng có thể bị sa sinh dục. Những phụ nữ đẻ nhiều, đẻ quá sớm, lao động nặng, không được đỡ đẻ an toàn và đúng kỹ thuật đều dễ mắc bệnh sa sinh dục. Cá biệt, một số ít phụ nữ còn mắc bệnh sa sinh dục từ hồi 25 – 30 tuổi do bẩm sinh cơ yếu.

“Có tới gần 30 – 40% phụ nữ Việt Nam trên 40 tuổi bị són tiểu, tỷ lệ sa tạng chậu của người nước ngoài khoảng 30%, người Việt Nam khoảng 10-20% trong đó 50% phụ nữ có sa các cơ quan trong vùng chậu liên quan đến sinh đường âm đạo. Sa tạng vùng chậu không đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người phụ nữ, khiến phụ nữ mất đi sự thoải mái và tự tin trong cuộc sống” – Bác sĩ Hồ Nguyên Tiến – Cố vấn cấp cao Sản phụ Khoa – Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc chia sẻ.

Một số nguyên nhân gây sa chậu như: Bất thường về cấu trúc sàn chậu (ảnh hưởng sức co); Bất thường về dẫn truyền thần kinh (ảnh hưởng chất lượng sức co); Các yếu tố làm tăng áp lực ổ bụng thường xuyên (lao động nặng, ho mãn tính, mang nịt bụng thường xuyên); Sang chấn sản khoa (rặn khi CTC chưa trọn, sanh thủ thuật sang chấn, rách tầng sinh môn không phục hồi đúng mức); Mãn kinh và tuổi già (thiếu estrogen làm các sợi cơ teo đi, xơ cứng và mất tính đàn hồi).

Sa chậu cũng có các biểu hiện sau: Đường tiểu dưới sẽ Tiểu không kiểm soát (TKKS); Tăng tần suất đi tiểu; Dòng tiểu yếu hoặc tiểu kéo dài ngập ngừng Cảm giác thoát tiểu chưa hết; Sa tạng vùng chậu; Cảm giác khối phồng âm đạo; Cảm giác đè ép vùng chậu, nặng vùng chậu/ âm đạo; Nhìn thấy/ sờ thấy một khối phồng âm đạo; Rối loạn tình dục; Giao hợp đau: nông, sâu; Giao hợp giảm cảm giác, bị cản trở; Âm đạo rộng.

Bác sỹ Riche – Cố vấn cấp cao sản phụ khoa BVQT Hạnh Phúc đang tư vấn phụ khoa cho 1 bệnh nhân

Ngày nay đời sống càng nâng cao, không chỉ những phụ nữ còn trong độ tuổi hoạt động tình dục mà hầu hết mọi phụ nữ bị sa tạng vùng chậu đều cảm thấy không tự tin khi phải chung sống với các rối loạn chức năng do sa tạng vùng chậu gây ra. Hơn nữa, nhu cầu tình dục kéo dài sau mãn kinh, tâm lý muốn vẫn còn là một người phụ nữ, đặt ra sự cần thiết phải phục hồi lại cấu trúc sàn chậu, giải quyết các rối loạn chức năng sàn chậu, hạn chế thấp nhất tỉ lệ tái phát. Việc tầm soát hay thăm khám phụ khoa để tìm ra những vấn đề “thầm kín” khiến chị em mất tự tin trong sinh hoạt hằng ngày là cực kỳ quan trọng và các chị em không thể lơ là. Đây cũng là một trong những bí kiếp để giữ lửa yêu thương cũng như Hạnh phúc cho các gia đình.

Trước đây, để điều trị bệnh sa tạng chậu các bác sĩ thường dùng phương pháp cắt tử cung, khâu treo bàng quang, làm lại thành trước và sau âm đạo, phẫu thuật này phức tạp, thời gian phẫu thuật kéo dài, khả năng phục hồi chậm, dễ tái phát và nhiều tai biến. Hoặc phẫu thuật bịt âm đạo, như vậy, khiến người phụ nữ luôn mặc cảm, đánh mất đi hạnh phúc làm vợ và gặp nhiều biến chứng về sau.

Gần đây cách điều trị sa tạng chậu có sự thay đổi là phải bảo tồn tử cung (không cắt tử cung) đó là phẫu thuật nâng thành tử cung bằng lưới qua đường âm đạo nhưng kỹ thuật này thường khiến cuộc phẫu thuật kéo dài và tiềm ẩn nhiều nguy cơ như nhiễm trùng, lộ mảnh ghép,… Trong khi đó, phương pháp phẫu thuật nội soi sẽ giúp người bệnh vẫn giữ được tử cung, phục hồi các tạng sa và như vậy cũng phục hồi lại cuộc yêu nên rất phù hợp cho các chị em còn trẻ tuổi.

Mới đây, ngày 19/5/2021, Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc đã công bố ca chữa trị đầu tiên cho một nữ bệnh nhân người nước ngoài. Bệnh viện cũng là một trong số ít các bệnh viện tại Việt Nam tiên phong ứng dụng kỹ thuật hiện đại này trong điều trị sa tạng chậu.

Chị A.P (36 tuổi, quốc tịch Nam Phi) nhập viện trong tình trạng sa tử cung, sa trực tràng và yếu cơ sàn chậu…được chỉ định phẫu thuật phục hồi toàn bộ sàn chậu để bảo tồn các cơ quan và chức năng sinh sản cũng như duy trì sinh hoạt về sau. Cuộc phẫu thuật hơn 3 tiếng đồng hồ đã diễn ra thành công, xuất viện sau 1 ngày được chăm sóc, điều trị tại bệnh viện.

Phương pháp mổ nội soi ổ bụng phục hồi sa tạng chậu sử dụng một miếng lưới treo thành trước được áp dụng để điều trị cho bệnh nhân là phương pháp điều trị sa tử cung – sinh dục hiện đang là kỹ thuật mới nhất được thế giới áp dụng hiện nay nhằm rút ngắn thời gian hậu phẫu, giảm tỷ lệ nhiễm trùng, giảm đau sau mổ, rút ngắn thời gian nằm viện giúp bệnh nhân phục hồi sớm.

Bác sĩ Robert Riche – Bác sĩ Hồ Nguyên Tiến trực tiếp thực hiện ca mổ nội soi điều trị

cho bệnh nhân sa tạng chậu phức tạp.

Sa tạng vùng chậu (POP = pelvic organ prolapsus) xảy ra do tình trạng suy yếu hệ thống nâng đỡ đáy chậu dẫn đến sự tụt xuống của các cơ quan vùng chậu vào âm đạo. Sa tạng chậu chiếm một phần năm chỉ định mổ phụ khoa, mỗi năm ở Mỹ có khoảng 400.000 ca mổ do sa tạng chậu, tái phát 31, 25% cho thấy tỉ lệ thất bại của các phẫu thuật điều trị không thấp.

Theo Tiến sĩ – Bác sĩ Robert Riche, Cố vấn cấp cao Sản phụ khoa – Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, người trực tiếp thực hiện ca mổ và điều trị cho Bệnh nhân: “Đây là phương pháp tiên tiến đang áp dụng ở Pháp, được coi là lựa chọn đầu tiên đối với các bệnh tiểu không kiểm soát, sa tử cung, sa bàng quang ở phụ nữ. Đây là một kỹ thuật khó, phức tạp và để thực hiện thành công những ca phẫu thuật lớn như thế này ngoài tài năng của bác sỹ thì các yếu tố khác như phương tiện kỹ thuật phòng mổ, gây mê hồi sức tốt đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của ca mổ”.

Cũng theo bác sĩ Riche, trường hợp chị A.P là một trường hợp hy hữu, khi gần như các cơ quan cùng sa vào tử cung, việc can thiệp để điều trị và bảo tồn các cơ quan nhằm bảo tồn chức năng sinh sản cũng như sinh hoạt về sau cho phụ nữ ở mức độ khó. Tuy nhiên điều may mắn là chị A.P  được thăm khám, phát hiện và điều trị sớm (các bộ phận chưa dính vào nhau) nên thuận lợi cho việc điều trị.

Chi Chi

 

 

*Nội dung được thực hiện theo ĐKKD của C.A.M Media

Bệnh viện Hạnh Phúc