Anh nằm trên cái giường tre còn mới, cái bụng to chướng lên được che lại bằng một cái mền mỏng. Gương mặt anh, tay chân anh vàng ệch và trơ xương. Anh nhắm mắt lim dim, môi có vẻ mấp máy theo tiếng loa hết công suất của bọn trẻ đang hát karaoke…
Ai cũng biết anh Vĩ sẽ đi, sắp đi, sắp lắm rồi. Nhưng ai cũng muốn hát một bài, vì đó cũng là ý muốn của anh. Anh nói cứ để tụi nhỏ chơi cho vui, anh muốn thấy cả nhà vui vì con trai anh vừa lấy được vợ. Hôn sự này coi như là một món quà, của hết thảy những người có mối dây máu mủ dành cho anh.
Anh Vĩ có đôi mắt sáng trưng, khuôn môi hay cười. Thân hình anh không cao to nhưng chắc chắn và lẹ làng. Anh là cháu nội của ông Tư, còn tôi là cháu nội của ông Chín. Nhớ về anh là tôi nhớ dáng vẻ siêng năng và vui vẻ hiếm có. Ba anh mất trong chiến tranh khi làm lính cho Mỹ. Sau ngày giải phóng, anh cùng hai người em nữa về ở với bà nội và chú thím ruột của mình. Mẹ anh cũng ở cùng làng, nhưng bà đã nhanh chóng có gia đình riêng. Và mặc dù còn mẹ, nhưng ba anh em anh sống như thể ba đứa trẻ mồ côi nương nhờ bà nội và chú thím út. Anh không học hành được đến đâu cả, hình như chỉ đủ biết đọc biết viết mà thôi. Bắt đầu có sức vóc là bắt đầu làm mướn. Làm gì cũng làm miễn sao có tiền để cùng với chú thím nuôi hai đứa em. Em gái của anh, 15 tuổi đi xa làm việc cho một nông trường của một người quen, đêm trước nghe kể còn vui vẻ với mọi người. Bỗng dưng tờ mờ sáng hôm sau thì đã chết. Người ta nói là trúng gió, nhưng có bao nhiêu người tin em gái anh trúng gió đâu. Anh cũng có trong đầu một kịch bản bi thương hơn cả cái chết, nhưng anh em của anh vừa cô thế vừa nghèo. Chú thím anh cũng không thể làm gì hơn…
Rồi anh lấy vợ sinh con, một thằng con trai học hành cũng tếp tễnh, nhanh chóng nhập vào đội ngũ công nhân ở khu công nghiệp gần nhà. Rồi vợ anh nhanh chóng có nhân tình mới ngằn ngặt đòi ly hôn. Về sau này tôi nghe anh đang làm bảo vệ cho một ngân hàng. Anh được chỗ làm tin cậy và thương quý. Em trai duy nhất còn lại của anh cũng đã khá giả nhất định khi dọn về ở một vùng biên giới…
Ung thư gan diễn biến thật nhanh, chưa đầy một tháng sau khi phát hiện ra nó, anh đi. Trước ngày anh đi, là đám cưới con trai. Mọi người và em trai của anh tụ về cùng lo cho nó. Dù anh đã bị bệnh viện cho về, nhưng tâm trí anh còn khá tỉnh táo. Một đám cưới lạ lùng vừa xúc động vừa sợ hãi lại vừa tưng bừng đã diễn ra. Người ngoài nhìn vào không hiểu, có ý chê bai một lũ em cháu không ra gì. Nhưng quả thật, anh vui, anh cảm thấy mãn nguyện trước khi nhắm mắt.
Ba tôi đưa anh đi chôn xong về, ngồi thở dài. Cả cuộc đời anh trôi qua trong lời kể của ba tôi không phải là sóng gió gì lớn lao cả. Nhưng sao nó cứ buồn thăm thẳm. Anh lanh lợi tháo vát, ấm cúng và lễ phép, siêng năng và đáng tin. Nhưng đời buồn thì vẫn cứ buồn.
Người ta gỡ ra những hoa hòe ruy băng trong rạp cưới. Đám tang của anh dùng rạp từ đám cưới của con trai mình. Chuyện thật hy hữu. Đó là sự vui vẻ cuối cùng của cuộc đời này dành cho anh.
Thật tình cờ, tôi vừa đọc được. Cùng ngày anh Vĩ ở quê tôi mất, ở Mỹ, có một người phụ nữ cũng ra đi sau một vụ thảm sát. Chồng của bà rất đau buồn về mất mát lớn lao này. Nhà quàn đã kêu gọi trên mạng xã hội hãy gửi tới ông ấy “một chút tình yêu, vì ông ấy không còn ai là người thân nào trên cõi đời này nữa”. Họ đã gắn bó không rời suốt 22 năm, đã cùng nhau đi du lịch khắp nước Mỹ rồi về sống ở El Paso. Câu chuyện của họ, thông qua mạng xã hội, đã lan truyền rất nhanh. Nhiều người nói sẽ đến dự tang lễ của bà, có người nói sẽ gửi hoa và thiệp. Tuy nhiên, đến câu cuối cùng của bài báo, tôi đã khựng lại rất lâu vì tưởng mình đọc nhầm: 4 con riêng của bà cũng sẽ tới dự đám tang!
Tôi viết bài này trong mùa Vu lan. Ngồi bảng lảng nhớ về những lời ba tôi kể về cuộc đời anh Vĩ, không thấy bóng dáng gì của mẹ anh ở đây, dù mẹ anh vẫn còn sống. Rồi lại đọc câu chuyện về người phụ nữ đã sinh ra 4 người con kia. Về sự cô đơn của người ở lại. Thấy nhân sinh mịt mùng những điều vừa đớn đau vừa vô nghĩa. Chưa bao giờ tôi lại thấy hoang mang như lúc này. Có mẹ hay không có mẹ, có con cái hay không có giọt máu nào được sinh ra, thì cô đơn, có phải là bản chất cơ bản nhất của con người?
Anh Vĩ có đôi mắt sáng trưng, khuôn môi hay cười. Thân hình anh không cao to nhưng chắc chắn và lẹ làng. Anh là cháu nội của ông Tư, còn tôi là cháu nội của ông Chín. Nhớ về anh là tôi nhớ dáng vẻ siêng năng và vui vẻ hiếm có. Ba anh mất trong chiến tranh khi làm lính cho Mỹ. Sau ngày giải phóng, anh cùng hai người em nữa về ở với bà nội và chú thím ruột của mình. Mẹ anh cũng ở cùng làng, nhưng bà đã nhanh chóng có gia đình riêng. Và mặc dù còn mẹ, nhưng ba anh em anh sống như thể ba đứa trẻ mồ côi nương nhờ bà nội và chú thím út. Anh không học hành được đến đâu cả, hình như chỉ đủ biết đọc biết viết mà thôi. Bắt đầu có sức vóc là bắt đầu làm mướn. Làm gì cũng làm miễn sao có tiền để cùng với chú thím nuôi hai đứa em. Em gái của anh, 15 tuổi đi xa làm việc cho một nông trường của một người quen, đêm trước nghe kể còn vui vẻ với mọi người. Bỗng dưng tờ mờ sáng hôm sau thì đã chết. Người ta nói là trúng gió, nhưng có bao nhiêu người tin em gái anh trúng gió đâu. Anh cũng có trong đầu một kịch bản bi thương hơn cả cái chết, nhưng anh em của anh vừa cô thế vừa nghèo. Chú thím anh cũng không thể làm gì hơn…
Rồi anh lấy vợ sinh con, một thằng con trai học hành cũng tếp tễnh, nhanh chóng nhập vào đội ngũ công nhân ở khu công nghiệp gần nhà. Rồi vợ anh nhanh chóng có nhân tình mới ngằn ngặt đòi ly hôn. Về sau này tôi nghe anh đang làm bảo vệ cho một ngân hàng. Anh được chỗ làm tin cậy và thương quý. Em trai duy nhất còn lại của anh cũng đã khá giả nhất định khi dọn về ở một vùng biên giới…
Ung thư gan diễn biến thật nhanh, chưa đầy một tháng sau khi phát hiện ra nó, anh đi. Trước ngày anh đi, là đám cưới con trai. Mọi người và em trai của anh tụ về cùng lo cho nó. Dù anh đã bị bệnh viện cho về, nhưng tâm trí anh còn khá tỉnh táo. Một đám cưới lạ lùng vừa xúc động vừa sợ hãi lại vừa tưng bừng đã diễn ra. Người ngoài nhìn vào không hiểu, có ý chê bai một lũ em cháu không ra gì. Nhưng quả thật, anh vui, anh cảm thấy mãn nguyện trước khi nhắm mắt.
Ba tôi đưa anh đi chôn xong về, ngồi thở dài. Cả cuộc đời anh trôi qua trong lời kể của ba tôi không phải là sóng gió gì lớn lao cả. Nhưng sao nó cứ buồn thăm thẳm. Anh lanh lợi tháo vát, ấm cúng và lễ phép, siêng năng và đáng tin. Nhưng đời buồn thì vẫn cứ buồn.
Người ta gỡ ra những hoa hòe ruy băng trong rạp cưới. Đám tang của anh dùng rạp từ đám cưới của con trai mình. Chuyện thật hy hữu. Đó là sự vui vẻ cuối cùng của cuộc đời này dành cho anh.
Thật tình cờ, tôi vừa đọc được. Cùng ngày anh Vĩ ở quê tôi mất, ở Mỹ, có một người phụ nữ cũng ra đi sau một vụ thảm sát. Chồng của bà rất đau buồn về mất mát lớn lao này. Nhà quàn đã kêu gọi trên mạng xã hội hãy gửi tới ông ấy “một chút tình yêu, vì ông ấy không còn ai là người thân nào trên cõi đời này nữa”. Họ đã gắn bó không rời suốt 22 năm, đã cùng nhau đi du lịch khắp nước Mỹ rồi về sống ở El Paso. Câu chuyện của họ, thông qua mạng xã hội, đã lan truyền rất nhanh. Nhiều người nói sẽ đến dự tang lễ của bà, có người nói sẽ gửi hoa và thiệp. Tuy nhiên, đến câu cuối cùng của bài báo, tôi đã khựng lại rất lâu vì tưởng mình đọc nhầm: 4 con riêng của bà cũng sẽ tới dự đám tang!
Tôi viết bài này trong mùa Vu lan. Ngồi bảng lảng nhớ về những lời ba tôi kể về cuộc đời anh Vĩ, không thấy bóng dáng gì của mẹ anh ở đây, dù mẹ anh vẫn còn sống. Rồi lại đọc câu chuyện về người phụ nữ đã sinh ra 4 người con kia. Về sự cô đơn của người ở lại. Thấy nhân sinh mịt mùng những điều vừa đớn đau vừa vô nghĩa. Chưa bao giờ tôi lại thấy hoang mang như lúc này. Có mẹ hay không có mẹ, có con cái hay không có giọt máu nào được sinh ra, thì cô đơn, có phải là bản chất cơ bản nhất của con người?
Nguồn: ktds.vn
https://www.ktds.vn/bong-hong-nao-cho-nguoi-ra-di