Từ ngày 29 tháng 8 đến ngày 7 tháng 9 sẽ diễn ra những sự kiện cuối cùng của sáng kiến hợp tác văn hóa giữa Italia và Việt Nam. Dự án “Âm thanh tình anh em” của Quỹ Dàn nhạc Trẻ Thế giới sắp kết thúc.
Chuyến Thăm Việt Nam của Wyo năm 2024
Diễn ra năm nay tại Việt Nam nhờ sự hỗ trợ của Quỹ CDP, LCA Studio Legale và Temix. Sáng kiến được xúc tiến với sự hợp tác của Đại sứ quán Italia tại Hà Nội, và Tổng lãnh sự quán Italia tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như sự đóng góp quý báu của các đối tác dự án bao gồm Vicas (Viện Văn hóa và Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam) và Trường đại học Sân Khấu Điện Ảnh Hà Nội.
Âm nhạc, sân khấu, nghệ thuật với tư cách là công cụ đối thoại và hòa bình giữa các dân tộc là trung tâm của dự án, đã thành công trong việc phát triển hợp tác văn hóa-nghệ thuật mạnh mẽ giữa Italia và Việt Nam, dự án góp phần đào tạo nhiều nghệ sĩ trẻ Việt Nam, cũng như quảng bá các tác phẩm của các nghệ sĩ trong nước, đồng thời, cung cấp hoạt động hỗ trợ cụ thể cho trẻ mồ côi tại Việt Nam. “Âm thanh của tình anh em” là sáng kiến mới nhất trong rất nhiều sáng kiến thành công được khởi xướng từ năm 2001 bởi Quỹ Dàn nhạc Trẻ Thế giới .
“WYO đến Việt Nam để mang thông điệp âm nhạc của mình, một lần nữa thông qua các nhạc sĩ từ khắp nơi trên thế giới biểu diễn âm nhạc với niềm đam mê và tình yêu nhằm nhấn mạnh ba từ cơ bản trong cuộc sống của tất cả chúng ta: tình bạn, tình anh em, và hòa bình. Xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến Việt Nam, những lời chúc tốt đẹp nhất đến nước Ý” , Adolfo Vannucci , Chủ tịch Quỹ Dàn nhạc Trẻ Thế giới phát biểu.
Những Nghệ sĩ của Wyo
“Chúng tôi rất vui khi một lần nữa được đóng góp cho dự án Âm thanh tình anh em, và khép lại năm đầu tiên tại một đất nước phi thường như Việt Nam. Chúng tôi rất vui khi có thể để lại những trải nghiệm vững chắc cho các nghệ sĩ trẻ của nền nghệ thuật Việt Nam, cho công chúng và cho tâm hồn hàng chục cô bé, chàng trai bất hạnh khi thiếu vắng cha mẹ mình. Ngoại giao văn hóa? Hợp tác văn hóa? Chắc chắn rồi, nhưng dự án cũng là một tình yêu lớn lao dành cho một nền văn hóa và những con người tuyệt vời”, giám đốc nghệ thuật và người sáng lập Damiano Giuranna tuyên bố .
Chương trình cuối cùng của “Âm thanh tình Anh em” vào ngày 29/8 tại Đại học Hà Nội với chương trình đọc thơ Thần Khúc Địa ngục do Valeria Almerighi , Federico Brugnone và Carolina Leporatti biên tập , chương trình dành riêng cho sinh viên Khoa Tiếng Ý của trường Đại học Hà Nội. Bên cạnh đó, chiều ngày 31/8, tại TP.HCM, tại Mái ấm Mẹ Yêu Bình Dương, sự kiện cuối cùng của dự án WYO4CHILDREN cũng sẽ diễn ra. Sự kiện hướng tới các em mồ côi, bị bỏ rơi hoặc các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, trong độ tuổi từ 5 và 17 tuổi. Các em sẽ cùng biểu diễn một tiết mục âm nhạc Việt Nam và Italia. Sự kiện còn có màn trình diễn vẽ tranh trên cơ thể của nghệ sĩ Francesca Chialà, nhờ sự tham gia của các em, cô sẽ vẽ một bức tranh canvas dài 20 mét với màu cờ Italia và cờ Việt Nam theo nhịp điệu của âm nhạc. Chương trình tiếp tục diễn ra tại Hà Nội vào ngày 5/9 tại Vicas Arts Studio với lễ trao giải chung cuộc “ Lời kêu gọi dự án” dành riêng tới các nghệ sĩ Việt Nam ở các lĩnh vực nghệ thuật thị giác, âm nhạc và sân khấu, với sự có mặt của Đại sứ Italia tại Hà Nội, Ngài Marco Della Seta. Cuối cùng, vào ngày 7 tháng 9 , Đêm diễn khép lại trải nghiệm workshop sân khấu “Âm thanh Đối thoại” dự kiến diễn ra tại Nhà hát Học viện Sân khấu Điện ảnh Hà Nội , trước sự chứng kiến của Đại sứ quán Italia, các đoàn ngoại giao và các sinh viên, giáo viên của trường.
“Quỹ CDP luôn hỗ trợ các tài năng trẻ và quảng bá văn hóa nghệ thuật, những đặc điểm được thể hiện trong dự án Âm thanh tình anh em mà chúng tôi đã quyết định hỗ trợ và qua đó chúng tôi đã mở rộng cam kết của mình ở cấp độ quốc tế. Chúng tôi tin rằng sáng kiến này sẽ tiếp tục khuyến khích hợp tác giữa hai nước nhờ sức mạnh của ngoại giao văn hóa, một công cụ cơ bản để thúc đẩy phát triển toàn diện và hội nhập xã hội”, Francesca Sofia , Tổng Giám đốc Quỹ CDP, tuyên bố .
“ Sau thành công vang dội ghi nhận trong nửa đầu năm, tôi vô cùng vui mừng khi Quỹ Dàn nhạc Trẻ Thế giới quay trở lại Việt Nam để tham dự những sự kiện cuối cùng của dự án Âm thanh tình anh em”. Sáng kiến này đã được chứng minh là có khả năng tạo ra sự phối hợp hiệu quả và thiết lập mối liên kết giữa thực tế thể chế, văn hóa và học thuật của Italia và của Việt Nam. Tôi chắc chắn rằng các sự kiện này sẽ mang lại hiệu quả tương đương trong việc củng cố hơn nữa mối quan hệ văn hóa vốn đã tốt đẹp giữa hai nước chúng ta ”, Marco della Seta, Đại sứ Italia tại Việt Nam tuyên bố.
“Âm nhạc có một sức mạnh độc đáo và vô song để gắn kết mọi người lại với nhau và luôn là trọng tâm của LCA, cũng như vô cùng quan trọng đối với tôi với tư cách là người sáng lập Blue Note của Milan. Chúng tôi rất vui được tiếp tục hỗ trợ Dàn nhạc Trẻ Thế giới. Đơn vị ược thành lập thông qua dự án đáng kinh ngạc này – đánh dấu cột mốc quan trọng trong năm đầu tiên hoạt động – với mục đích cao cả là đưa hai đất nước xa xôi xích lại gần nhau hơn, phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam và khơi dậy niềm đam mê của nhiều tài năng trẻ”, Giovanni Lega, đối tác quản lý của LCA Studio Legale.
Dự án “Âm thanh của tình anh em” diễn ra từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2024, được chia thành 5 lĩnh vực hoạt động:
- Chuyến lưu diễn của Dàn nhạc Trẻ Thế giới , sự kiện bao gồm 70 nhạc sĩ trẻ đến từ các trường đại học, học viện và nhạc viện trên khắp thế giới, với sự cộng tác của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (VNAM) diễn ra từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 4 tại Hà Nội. Buổi hòa nhạc đã thu hút hơn 2000 khán giả, chính quyền địa phương và đại diện ngoại giao từ nhiều quốc gia khác nhau, những con số là sự đánh giá chính xác nhất cho sự thành công của sự kiện.
- Xưởng sân khấu “Âm thanh Đối thoại”, dẫn dắt bởi Valeria Almerighi, Federico Brugnone và Carolina Leporatti, đã tạo điều kiện cho 25 sinh viên Việt Nam của Học viện Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội khám phá và làm phong phú thêm cuộc đối thoại liên văn hóa giữa Ý và Việt Nam. Cách tiếp cận được áp dụng cho phép các sinh viện tạo ra mối liên hệ sâu sắc giữa âm thanh và ngôn ngữ cơ thể .
- Được thành lập với sự cộng tác của các Dòng Thừa Sai Bác Ái Bình Dương là dự án dành riêng cho sự phát triển văn hóa và xã hội của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Việt Nam thông qua âm nhạc. Sáng kiến này bắt đầu vào tháng 1 năm ngoái, với một chương trình học trong đó 80 trẻ em từ 5 đến 17 tuổi học những nguyên tắc âm nhạc đầu tiên và học chơi các nhạc cụ cổ điển như violin, piano, bộ gõ và guitar. Các em cũng thành lập một “dàn hợp xướng cộng đồng”, thông qua đó nâng cao kỹ năng quan hệ của mình .
- Chương trình “Kêu gọi Dự án” đa ngành , được phát động với sự hợp tác của Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (VICAS) là sân chơi cho các nghệ sĩ Việt Nam không giới hạn độ tuổi, dự án đã ghi nhận sự tham gia tích cực của cộng đồng nghệ thuật . Các dự án chiến thắng do ban giám khảo gồm các chuyên gia lựa chọn sẽ nhận được giải thưởng .
- Cuối cùng là hội thảo được tổ chức tại Khoa ngôn ngữ Ý của Đại học Hà Nội do Giáo sư Simone Caputo của Đại học La Sapienza tổ chức nhân kỷ niệm 100 năm Puccini với tựa đề ‘Chủ nghĩa ngoại lai và Viễn Đông trong vở opera Giacomo Puccini’.
Sau 23 năm hoạt động, WYO tự hào có đại điện đến từ 75 quốc gia, 300 trường đại học đối tác quốc tế, 3.500 tài năng tham gia, 350 sự kiện được tổ chức và hơn 10 triệu khán giả có mặt tại các buổi hòa nhạc trên khắp thế giới. Các hoạt động của Quỹ đã được ghi nhận bởi nhiều tổ chức và cá nhân như Liên Hợp Quốc, UNICEF, Ủy ban Châu Âu và Tổng thống Cộng hòa Ý. Dự án sang lập bởi giám đốc nghệ thuật Damiano Giuranna, nhằm mục đích chứng minh âm nhạc không nên bị giới hạn như một văn hóa của giới thượng lưu mà hoàn toàn có thể là một công cụ đại diện mạnh mẽ để truyền đạt các giá trị và ý tưởng, một công cụ ngoại giao văn hóa có khả năng kích thích các hoạt động tiêu biểu nhất trong các lĩnh vực nghệ thuật, xã hội và chính trị.
WYO