Dự án Khoai mì bền vững do Ajinomoto Việt Nam triển khai không chỉ tăng năng suất khoai mì lên gấp đôi, giúp cải thiện đời sống người nông dân, mà còn góp phần giảm đáng kể lượng CO2 thải ra môi trường.

Khoai mì là loại cây lương thực chủ lực được trồng nhiều trên khắp cả nước.

Khoai mì là giống cây trồng chủ lực, giá trị kinh tế cao, được trồng rộng rãi ở nhiều khu vực như Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ…, đặc biệt là tại các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai… Nông dân khoai mì trồng theo phương pháp canh tác truyền thống thường xuyên gặp nhiều khó khăn như giống kém chất lượng, sử dụng phân bón hóa học, sâu bệnh hại dẫn đến năng suất thấp, hàm lượng tinh bột kém. Đặc biệt do ảnh hưởng của bệnh khảm lá bùng phát khiến năng suất khoai mì giảm sâu, từ 40-50%, khiến người nông dân thiệt hại lớn.

Ông Nguyễn Hoàng Sơn, một nông dân trồng khoai mì tại Bình Phước, chia sẻ: “Gia đình tôi trồng khoai mì theo phương pháp truyền thống thường xuyên đối mặt với tình trạng năng suất thấp do giống kém chất lượng và sâu bệnh hại, đặc biệt là bệnh khảm lá. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của chúng tôi.”.

Nông dân thu hoạch khoai mì trên cánh đồng thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước.

Với mong muốn hỗ trợ người nông dân trồng khoai mì tăng năng suất, đồng thời giúp đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, từ tháng 4/2023, Ajinomoto Việt Nam đã hợp tác với các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp và các nhà khoa học để triển khai dự án Khoai mì bền vững. Dự án được triển khai trên diện tích 78,6 ha khoai mì thuộc 18 hộ nông dân tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh và Bà Rịa Vũng Tàu.

Ajinomoto Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Hưng Lộc nhằm cung cấp giống HN1 cho người nông dân thuộc dự án. Giống mới này kháng bệnh khảm lá, năng suất cũng cao hơn. Tham gia dự án Khoai mì bền vững, người nông dân cũng được hướng dẫn nhiều kỹ thuật canh tác tiên tiến, phù hợp với giống mới. Nông dân được hướng dẫn kỹ thuật làm đất, gieo trồng, bón phân và quản lý sâu bệnh một cách khoa học. Họ cũng sử dụng phân bón sinh học AMI-AMIα, được phát triển và sản xuất bởi Ajinomoto Việt Nam, giúp cây khoai mì phát triển tốt hơn và giảm thiểu chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân bón sinh học cũng giúp làm giảm phát sinh lượng khí CO2 trong không khí, góp phần làm giảm tác động đến môi trường.

Bên cạnh đó phần mềm “Khoai Mì – Aji” do Ajinomoto phát triển hỗ trợ phát hiện sâu bệnh nhanh chóng và triệt để. Chỉ cần vài thao tác đơn giản trên giao diện thân thiện, người nông dân đã có thể xác định sâu bệnh bằng hình ảnh.

Giao diện của “Khoai Mì – Aji” – phần mềm kiểm soát quá trình chăm sóc cây khoai mì.

Sau 12 tháng triển khai, năng suất khoai mì đã tăng gần gấp đôi, từ 21 tấn lên 40 tấn trên mỗi hecta, hàm lượng tinh bột cũng cao hơn, giúp nông dân tăng thu nhập và ổn định cuộc sống.

Ông Lê Huy Ánh, Phòng Phát triển Nông nghiệp – Công ty Ajinomoto Việt Nam chia sẻ: “Trong thời gian tới, Ajinomoto Việt Nam sẽ tiếp tục kết hợp cùng với các cơ quan nông nghiệp và các nhà khoa học tại Việt Nam, nhân rộng mô hình này để hỗ trợ được nhiều người nông dân hơn trên nhiều tỉnh thành cả nước”. Ajinomoto Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ triển khai dự án trên 20.000 ha khoai mì, giúp làm giảm đến 11.000 tấn CO2, từ đó góp phần giảm tác động lên môi trường.

Nhân viên phòng Phát triển Nông nghiệp, Ajinomoto Việt Nam kiểm tra cây khoai mì HN1 thuộc dự án.

Ngoài dự án Khoai Mì Bền Vững, Ajinomoto Việt Nam còn triển khai nhiều sáng kiến giá trị khác trong lĩnh vực dinh dưỡng và sức khỏe, như Dự án Bữa ăn Học đường, Chương trình Dinh dưỡng Bà mẹ và Trẻ em, và Dự án Phát triển Hệ thống Dinh dưỡng Việt Nam (VINEP), nhằm góp phần vào cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc của người dân Việt Nam.

(Ajinomoto)

Bệnh viện Hạnh Phúc