Thực tế, có nhiều người dù ăn nhiều nhưng vẫn cảm thấy uể oải, thiếu sức sống, nhất là những khi cần năng lượng để vận động lại cảm thấy đuối sức. Dưới đây là những sai lầm mắc phải trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến tình trạng này.

Chưa tận dụng năng lượng sữa

Sữa là thực phẩm rất phổ biến, nhưng nhiều người chưa biết được hết công dụng của năng lượng sữa đối với sự dẻo dai và năng động của cơ thể. Theo nghiên cứu mới nhất của nhãn hàng Cô Gái Hà Lan, sự kết hợp 4 dưỡng chất canxi, phốt pho, vitamin B2 và B12 trong sữa có tác dụng giải phóng năng lượng trong thực phẩm vào cơ thể, giúp vận động hiệu quả hơn.

PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia bổ sung thêm: “Ngoài ra, canxi trong sữa kích thích cơ bắp co thắt nhiều hơn, vận động tốt hơn. Khi kết hợp với phốt pho, hai khoáng chất này có tác dụng xây dựng hệ xương chắc khỏe, tạo nền tảng vững chắc cho sự vận động. Hơn nữa, uống sữa cũng là cách bổ sung vitamin B2 và B12 giúp tăng cường chức năng hệ thần kinh – điều kiện cần thiết để cơ thể luôn tỉnh táo, linh hoạt, sẵn sàng cho các hoạt động.”

hinh-anh-kv

Năng lượng sữa từ Cô Gái Hà Lan Active 20+™ giúp cả gia đình khỏe khoắn, năng động hơn

Nhờ “bộ tứ” này, năng lượng từ các dưỡng chất trong sữa được giải phóng tối đa, hạn chế tình trạng tích mỡ thừa, cho cơ thể luôn săn chắc, khỏe mạnh và năng động. Đó là lý do bạn nên bổ sung thêm sữa bên cạnh chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

Hãy theo dõi đoạn clip dưới đây để khám phá tác động của năng lượng sữa lên cơ thể:

Bỏ qua bữa sáng

Bỏ bữa sáng làm giảm sức đề kháng, khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người ăn sáng điều độ có khuynh hướng cân bằng dinh dưỡng hơn những người quyết định bỏ qua bữa “điểm tâm” này.

Không nhất thiết phải chuẩn bị một thực đơn cầu kỳ nhưng hãy chắc chắn rằng bữa sáng của bạn bao gồm carbohydrate, đạm và chất xơ. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể dùng bữa với những món đơn giản như bánh mì quết phô mai kẹp trứng, hoặc trộn ngũ cốc nguyên hạt với sữa và ăn kèm 1 quả chuối…

lh-7578-copy

Bữa sáng là thời điểm “vàng” để nạp năng lượng cho một ngày mới đầy sức sống

Khẩu phần vắng mặt ngũ cốc thô

Ngũ cốc thô vốn dễ chế biến và khá dễ tìm, phổ biến nhất là gạo lức, nếp lức, bắp, mè, các loại hạt có chất béo… So với các chế phẩm từ ngũ cốc như gạo trắng, hủ tiếu, bún, phở…, ngũ cốc thô cung cấp dồi dào hơn lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, do khâu chế biến đơn giản nên trong ngũ cốc thô giữ được lượng lớn vitamin (chẳng hạn như B1, B2…) và khoáng chất (phốt pho, sắt, canxi…). Đây là những chất dinh dưỡng giúp ích cho quá trình sản sinh năng lượng cho cơ thể và đóng góp vào chức năng vận động của hệ cơ, xương, giúp làm dịu các cơn đau do hoạt động thể chất.

shutterstock_227784439

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên bổ sung ít nhất 1-2 bữa ăn với ngũ cốc thô trong 1 tuần

Chỉ chú trọng vào lượng calo

Cùng một lượng calo, nguồn gốc thực phẩm sẽ tạo nên sự khác biệt. Thay vì quan trọng số lượng, hãy bảo đảm calo bạn tiêu thụ có ích cho cơ thể.

Theo PGS. TS. BS Nguyễn Thị Lâm, không phải cứ cung cấp đủ lượng calo thì cơ thể sẽ được nạp đủ năng lượng mà các gia đình cần chú trọng chất lượng và nguồn gốc calo. “Các gia đình nên ưu tiên chọn những thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên với thành phần dưỡng chất đa dạng. Bên cạnh các chất cung cấp năng lượng gồm đạm, đường, béo, cần bổ sung các vitamin và khoáng chất giải phóng năng lượng như canxi, phốt pho, vitamin B2 và B12 giúp cơ thể tràn đầy sức sống, khỏe mạnh dài lâu,” BS. Lâm nhấn mạnh.

*Nội dung được thực hiện theo ĐKKD của C.A.M Media

 

Bệnh viện Hạnh Phúc