“Thật thoải mái khi ở nhà, ngồi chễm chệ trước tivi, ngốn bất cứ thứ gì bạn muốn, ném tất cả chúng vào thùng rác, rồi bỏ mặc chúng bên lề đường chờ xe rác chở đi, đơn giản như đan rổ. Nhưng thực chất, rác thải đi đâu về đâu?”
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, lượng rác thải trung bình của một người lên tới 1,2kg mỗi ngày. Đặc biệt các quốc gia phát triển luôn đứng đầu trong số những nơi có lượng rác nhiều nhất vì lượng tiêu thụ hằng ngày của cư dân.
Nhưng dân số thế giới ngày một tăng lên và trẻ em được sinh ra mỗi ngày. Dự đoán rằng tới năm 2025, dân số thế giới sẽ tăng lên gấp ba. Hãy thử tưởng tượng xem lượng rác thải ra môi trường mỗi ngày sẽ nhiều thế nào. Vậy chúng ta ứng phó thế nào với tình huống đó? Điều tốt nhất có thể làm chính là hãy giới hạn lượng rác mình tạo ra mỗi ngày. Chúng ta có thể thử giảm thiểu cho tới khi đạt được mức sống gần như là “không rác”.
Khi bạn nghe tới “lối sống không rác” và được mọi người nói rằng “hãy thử cách sống đó” xem sao điều đầu tiên mọi người nghĩ tới chính là “Chúng ta được lợi gì từ điều đó?” Đương nhiên là bên ngoài việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu lượng rác,… việc lựa chọn lối sống này cũng giúp ích rất nhiều cho chính bản thân và gia đình bạn. Thậm chí có những ích lợi mà bạn không ngờ tới.
4 lý do Zero Waste Home – Nhà không rác
Đầu tiên là tăng sự tự tin. Việc “sống không rác” sẽ giúp sự tự tin của bạn đạt tới một tầm cao mới. Bạn cần rất nhiều nỗ lực mới có thể thay đổi thói quen và đối diện với ánh nhìn của người khác.
Hãy nói về việc bạn tự mang chai của mình đến quán café hay quán nước đi. Chắc chắn việc lần đầu tiên gọi một thức uống và bảo với nhân viên rằng “Phiền bạn cho giúp mình vào chai này nhé” sẽ rất khó khăn. Có hàng trăm suy nghĩ nảy ra lúc đó như mọi người sẽ nhìn mình, mọi người nghĩ thế nào nhỉ, liệu có kỳ cục quá không… Có thể ngay khi đọc những dòng này bạn sẽ nghĩ “Ôi dào, làm gì đến mức ấy.” nhưng thực sự khi bắt tay vào bạn sẽ lại tặc lưỡi thôi, xài tạm cốc của họ cũng có sao đâu.
Nhưng khi bạn vượt qua được “lần đầu tiên” ấy, mọi thứ sẽ thật tự nhiên. Như là mang một chiếc túi và hộp để đựng các thức ăn riêng khi đi chợ hay mang chai của bình khi vào quán café. Lúc đó bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều.
Thứ hai là khả năng giao tiếp. Nghe thì có vẻ như chẳng chút liên quan nhưng điều đó lại hữu ích thực đấy. Lấy ví dụ về một câu chuyện thế này. Khi bạn đi mua hàng và muốn nhân viên bỏ đồ vào đồ đựng của mình thay vì sử dụng bao của họ, họ sẽ hỏi vì sao vậy? Nếu giải thích rõ ràng, sẽ mất khoảng 15 phút để có thể nói hết được và chẳng ai rảnh rang để nghe bạn trình bày từng đấy thời gian cả. Lúc đó câu trả lời sẽ chỉ ngắn gọn là.
“Tôi không muốn sử dụng đồ nhựa để bảo vệ sức khoẻ và bớt tác động đến môi trường thôi.”
Bạn thấy đó, khi không có đủ thời gian thì não bộ sẽ tự động chọn lọc những thông tin hữu ích nhất. Chẳng có ai nói cho bạn lối sống này sẽ giúp bạn cải thiện giao tiếp cả, nhưng nó có đấy.
Điều thứ ba chính là tư duy phản biện.
Thực sự khi bạn bắt đầu muốn thực hiện “lối sống không rác” này, việc đầu tiên chính là đọc. Đọc để hiểu và đọc để áp dụng. Và rồi khi điều này trở thành những điều “hiển nhiên” trong gia đình bạn, bạn sẽ càng muốn đào sâu hơn.
Như nơi nào có bán thực phẩm không sử dụng túi ni-lông gây hại đến môi trường, nguồn gốc món thực phẩm này từ đâu mà có, có uy tín không? Bạn sẽ tìm hiểu và biết được nhiều hơn bạn nghĩ đấy.
Điều cuối cùng, cuốn sách được sản xuất hoàn toàn bằng nguyên liệu tự nhiên thân thiện với môi trường.
* Giấy kraft có thể tái chế
* Mực in gốc thực vật
* Không dùng nilon để cán bóng/ phủ bìa sách
Cuốn sách không giảng giải quá nhiều về những lý do cụ thể vì sao bạn nên lựa chọn lối sống này hay ép buộc mọi người “làm theo” chỉ vì những đạo lý to lớn như hãy bảo vệ Trái Đất mà là những ví dụ thực tiễn, câu chuyện mà chính tác giả là người đã trải qua và gia đình bà là nhân vật chính trong câu chuyện ấy.
Đọc sách và thực hành nó cùng với những người thân trong gia đình của mình, không cần quá nhiều lời hoa mỹ về cuốn sách nhưng chỉ cần bạn thử, chắc chắn sẽ thấy được những kết quả vô cùng hữu ích đấy.
Tác giả Bae JohnsonKể từ năm 2008, Bea Johnson cùng với gia đình của cô đã quyết tâm thay đổi cuộc sống của họ bằng cách học theo lối sống “ngôi nhà không rác”, giảm thiểu tối đa số lượng rác thải, chai lọ sử dụng mỗi năm. Thông qua trang blog cá nhân và cuốn sách Zero Waste Home, Bea Johnson đã xây dựng một dự án toàn cầu và tiếp tục thúc đẩy cổ vũ cộng đồng hướng tới một cuộc sống tối giản 5R: Refuse (Từ chối); Reduce (Giảm tải); Reuse (Tái sử dụng); Recycle (Tái chế) và Rot (Tận dụng). Tác giả đã đánh vỡ những quan niệm sai lầm, chứng minh rằng “zero waste” không chỉ là một “cách sống” và nó còn mang lại những lợi ích về mặt sức khoẻ, thời gian và tiền bạc.
|
TH
*Nội dung được thực hiện theo ĐKKD của C.A.M Media