Là loại ngũ cốc phổ biến, bắp thân thuộc với hầu hết mọi gia đình, có thể hợp khẩu vị của bất cứ ai. Chế biến được nhiều món khác nhau, với nhiều cách khác nhau, vừa ngon miệng vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bắp (ngô) có tên khoa học là Zea mays, xuất hiện cách đây 9.000 năm trước từ vùng Trung Mỹ. Người Aztec và người Maya đã biết đến và dùng bắp trong các bữa ăn của mình. Nó có rất nhiều ích lợi cho sức khỏe và sắc đẹp.

Lợi ích của bắp, 10 lợi ích của bắp, lợi ích của bắp cho sức khỏe và sắc đẹp, bắp bảo vệ tim, bắp tốt cho não, bắp tốt cho mắt, bắp giúp phòng tránh ung thư, có lợi cho thai phụ, bắp có lợi cho thai phụ, ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ống thần kinh, bắp làm đẹp da, bắp chống cao huyết áp, tạp chí sức khỏe, khoe24h
Bắp là loại thực phẩm có lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp. (Ảnh internet)

 10 lợi ích của bắp cho sức khỏe và sắc đẹp

Thưởng thức bắp là bạn nạp vào cơ thể loại thực phẩm có những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe cũng như sắc đẹp sau đây:

1. Bắp giúp bảo vệ tim: Bắp là nguồn cung cấp tuyệt vời chất xơ hòa tan và không hòa tan. Các chất xơ hòa tan liên kết với cholesterol trong mật – được bài tiết từ gan – rồi đi khắp cơ thể hấp thu tiếp cholesterol.

Bắp rất giàu folate, một loại vitamin B, giúp giảm lượng homocysteine, một a-xít amin là sản phẩm phụ trong quá trình trao đổi chất quan trọng. Hàm lượng homocysteine cao có thể làm hỏng các mạch máu dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay bệnh mạch máu ngoại biên. Một chén bắp có thể cung cấp tới 19% nhu cầu folate hằng ngày của cơ thể.

2. Tốt cho não: Bắp giàu vitamin B1 – loại vitamin đóng vai trò chuyển hóa thức ăn thành năng lượng trong cơ thể và thực hiện chức năng nhận thức của các tế bào não. Vitamin B1 giúp tổng hợp acetylcholine – một chất truyền thần kinh cần thiết cho bộ nhớ. Thiếu vitamin B1 có thể gây suy chức năng thần kinh và bệnh Alzheimer’s. Một chén bắp có khoảng 24% lượng vitamin B1 theo khuyến cáo mỗi ngày.

3. Bắp tốt cho mắt: Bắp chứa beta-carotene và folate giúp làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện: các beta-carotene trong bắp chuyển đổi thành vitamin A ở tỷ lệ cao hơn beta-carotene trong các loại rau khác như rau cải thìa và cà-rốt.

4. Làm sạch hệ thống tiêu hóa: Các chất xơ không hòa tan trong bắp giúp ích rất nhiều cho những người mắc bệnh đường tiêu hóa như táo bón và bệnh trĩ. Chất xơ hấp thụ nước, làm phân trương lên và dễ dàng di chuyển ra ngoài.

5. Ngăn ngừa thiếu máu với bắp: Các vitamin B12 và a-xít folic (vitamin B9) có mặt trong bắp giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

6. Bắp giúp phòng tránh ung thư: Bắp chứa beta-cryptoxanthin, một carotenoid có đặc tính chống ô-xy hóa, có thể giảm nguy cơ ung thư phổi. Một nghiên cứu ở Trung Quốc về bệnh ung thư với hơn 63.000 người trưởng thành, được theo dõi trong suốt 8 năm về chế độ ăn uống và lối sống cho thấy, những người ăn các loại thực phẩm giàu cryptoxanthin nhất (bắp, đu đủ, bí đỏ, cam, ớt chuông đỏ và đào) giảm 27% nguy cơ ung thư phổi.

Các chất xơ trong bắp cũng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Vì thế, ăn bắp còn giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

7. “Bạn” của bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp: Bắp thuộc nhóm chứa tinh bột, cùng các loại ngũ cốc, đậu, khoai tây. Khi ăn lượng vừa phải, nó cung cấp đủ hỗn hợp khoáng chất và vitamin để giúp đảm bảo insulin ở mức ổn định.

Bên cạnh đó, bắp giúp chống cao huyết áp do có sự hiện diện của chất phytochemical phenolic.

8. Có lợi cho thai phụ: Những phụ nữ có ý định mang thai nên uống đủ lượng folate để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ống thần kinh ở thai nhi. Bắp là nguồn giàu folate, giúp ích trong việc tổng hợp các tế bào mới, đặc biệt quan trọng trước và trong thời kỳ mang thai.

9. Bắp làm đẹp da: Tinh bột bắp được sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm và có thể làm dịu da khi da bị kích ứng.

10. Giàu chất khoáng: Bắp chứa phốt-pho, ma-giê, man-gan, sắt, kẽm, đồng và selen. Phốt-pho là chất khoáng cần thiết để duy trì tăng trưởng, xương và chức năng thận. Ma-giê cần thiết để duy trì nhịp tim bình thường và sự cứng chắc của xương.

Những cách chế biến, thưởng thức bắp

Bắp có thể chế biến bằng nhiều cách khác nhau:

– Bắp luộc hoặc hấp: Để vỏ hoặc bỏ vỏ, nấu khoảng 15 phút. Có thể phết chút bơ, dầu ô-liu, hạt tiêu hoặc bất kỳ loại gia vị nào bạn thích.

– Bắp nướng mỡ hành: Cho hành, ít muối vào dầu đang sôi. Bắp nướng riêng rồi phết mỡ hành.

– Bắp xào: Tách từng hạt bắp, xào với tôm khô và hành lá.

Lợi ích của bắp, 10 lợi ích của bắp, lợi ích của bắp cho sức khỏe và sắc đẹp, bắp bảo vệ tim, bắp tốt cho não, bắp tốt cho mắt, bắp giúp phòng tránh ung thư, có lợi cho thai phụ, bắp có lợi cho thai phụ, ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ống thần kinh, bắp làm đẹp da, bắp chống cao huyết áp, tạp chí sức khỏe, khoe24h
Bắp có thể chế biến bằng nhiều cách khác nhau. (Ảnh internet)

– Món salad trộn: Bắp luộc chín, tách hạt, cho cà chua, đậu đỏ, ớt xanh thái hạt lựu và thêm nước xốt mayonnaise.

– Pizza: Làm nhân của bánh pizza.

– Súp bắp: Nấu nồi nước dùng, bột bắp pha ít nước cho vào nồi khuấy đều. Cho trứng, bắp và thịt tôm, gà đã chuẩn bị sẵn vào, khuấy đều tay.

– Chè bắp: Nấu sôi nếp, cho nước cốt dừa, nước luộc cùi bắp vào, nêm muối. Nếp hơi nở, cho lá dứa, bắp đã bào mỏng, trộn đều, nấu riu riu đến khi chín. Lấy lá dứa ra, cho đường. Đường tan, bắp dẻo lại là được.

Q. Hùng
Nguồn: Tạp chí Sức Khỏe

Bệnh viện Hạnh Phúc