Chị Nguyễn Thị Thanh Thúy tốt nghiệp cử nhân ngành xã hội học. Trải qua nhiều nghề, thu nhập cũng tương đối cao. Thế nhưng, trong một chuyến về quê, chứng kiến nhiều đứa trẻ bị dị tật chỉ vì sự thiếu kiến thức của các bà mẹ trẻ. Trong chị thôi thúc ý định phải làm một điều gì đó với mong muốn ngày càng ít đi những hoàn cảnh tương tự

“Đi làm để kiếm tiền mua sữa cho con trong khi con không được bú sữa mẹ” – nghịch lý của những bà mẹ hiện đại

Sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, chị Thúy mang trong mình bản tính mềm mỏng, dịu dàng của con gái xứ sương mù. Nỗ lực tự làm, tự học, tự kiếm tiền, vươn đến một chức vụ cao, thu nhập nhiều người ao ước trong một công ty lớn, chị vẫn quyết định nghỉ việc để thành lập một tổ chức hoạt động xã hội, chuyên hỗ trợ phụ nữ và trẻ em.

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành du lịch, cô gái trẻ quê Lâm Đồng bắt đầu công việc là một nhân viên sân golf, sau đó chuyển công tác sang làm nhân viên khách sạn. Vài năm sau, chị lại lấn sân sang lĩnh vực chăm sóc khách hàng và sale. Vào thời điểm năm 2006, chị đã là trưởng phòng kinh doanh của một doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam với mức lương tương đương 1.000 USD/tháng.

Tuy nhiên, trong một chuyến về thăm quê chứng kiến những đứa trẻ vì sự thiếu hiểu biết của ba mẹ mà mang bệnh nan y trong người, chị quyết định hướng lòng đến với công việc thiện nguyện.

7UDWv3Agw47ki9qFDSPLd4c7HPdV3e0HMXdbcqS7-kW1awR1NjqAmA5_hsp3_X522TZuZdAjTw79wL1ba-TCR62KfyfR
Chân dung chị Nguyễn Thị Thanh Thúy

Cùng một người bạn, chị Thúy thành lập Hội quán các bà mẹ với mong muốn đầu tiên là đem được nhiều kiến thức về bảo vệ sức khỏe đến với các bà mẹ và trẻ em gái, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Hội quán không chỉ trang bị những kiến thức, kinh nghiệm tiền hôn nhân, chuẩn bị làm mẹ cho giới trẻ mà còn là sân chơi lành mạnh, bổ ích cho phụ nữ và các bậc cha mẹ, trẻ vị thành niên. Lần đầu tiên, mô hình một doanh nghiệp xã hội đã hình thành, hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều hội phụ nữ các tỉnh, thành. thiếu niên.

Từng làm tại một hãng sữa nổi tiếng, chị nhận ra nhiều phụ nữ sau sinh mải miết đi làm để có tiền mua sữa cho con trong khi nguồn sữa mẹ sẵn có, không mất tiền mua…lại không được tận dụng. Chị chia sẻ nghịch lý này và nhận được sự ủng hộ của nhiều chuyên gia, các bà mẹ khác. Rồi chị vận động phong trào cho con uống sữa mẹ….

Những phong trào khác như Giải cứu hành tây, tặng quần lót cho trẻ em gái vùng sâu,mua bảo hiểm y tế, chi trả học phí cho trẻ em nghèo…đều do chị Thúy khởi xướng, thực hiện thành công.

Đến nay, nhắc đến tên Nguyễn Thị Thanh Thúy, nhiều chuyên gia các lĩnh vực cũng như đông đảo bà mẹ biết đến chị như một thủ lĩnh của các hoạt động cộng đồng và thiện nguyện.

Hỏi chị có tiếc không khi bỏ ngang một công việc kiếm được hàng nghìn đô mỗi tháng ở thời điểm cách đây 10 năm, chị nói chị không tiếc vì chính câu chuyện sữa mẹ – sữa mua đã cho chị bài học lớn.

voXuJT7cHguA4QW_UMtlpTVh5sOdgs5PxLReEW_2rjOxsbJauCs1xfuv8j7vo-0O6McLhOlkF8DbdvMvfVjyEnsjCVZggA
Chị Thúy có niềm đam mê với trẻ em và phụ nữ

“Trước đó, suốt những năm tuổi trẻ, tôi đã cày cuốc cật lực để kiếm tiền lo cho gia đình, đến mức, sau kết hôn 5 năm, chúng tôi mới dám sinh con đầu lòng. Ở thời điểm quyết định nghỉ việc, tôi đã mua được nhà ở thành phố, lo xây xong 10 cái mộ cho nhà chồng, tôi nghĩ, thôi vậy là đủ, mình nên nghỉ ngơi được rồi, tiền để chồng kiếm. Nói vậy chứ tôi luôn khẳng định mình là người có giá trị. Nếu tôi đi làm, gia đình phải mất tiền thuê giúp việc, tiền học thêm của con…Thì việc tôi nghỉ, ở nhà để chu toàn việc nhà, gia đình có những bữa ăn ngon, con cái có người chỉ bảo học hành…cũng coi như là số tiền mình làm ra..Các con theo tôi đi làm những hoạt động cộng đồng nên trưởng thành, tự giác và có ý thức tiết kiệm, tự lập, biết giúp đỡ người khác từ rất sớm. Có những giá trị không thể mua được bằng tiền. Tôi tự hào vì đem lại cho con mình những điều đó”- chị Thúy chia sẻ.

“Đi đến đâu tôi cũng thấy sự cô đơn của những đứa trẻ”

Hỏi chị đi làm thiện nguyện nhiều, tổ chức giao lưu, hội thảo, truyền bá kỹ năng sống nhiều, gặp gỡ nhiều người…điều gì khiến chị ấn tượng và nhớ mãi, chị Thúy trả lời không suy nghĩ: “Đi đến đâu, tôi cũng thấy sự cô đơn của những đứa trẻ”.

Rồi chị kể câu chuyện những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi, để cho ông bà, họ hàng thân quen chăm sóc – chúng là một trong những đối tượng dễ bị xâm hại, dễ bị bạo hành, thậm chí có thể trở thành tội phạm khi lớn lên.

“Nhiều ông bố, bà mẹ ly hôn hoặc mải làm ăn xa, gửi con cho ông bà, họ hàng trông với ý nghĩ mình còn phải làm cật lực kiếm tiền nuôi con, đủ ăn đủ mặc là may lắm rồi. Nhưng họ đâu biết, cái đứa trẻ cần đơn giản chỉ là những cái ôm, sự quan tâm, theo sát của cha mẹ trên mỗi bước phát triển của chúng…Giống như câu chuyện bà mẹ mải miết đi làm để mua sữa bột cho con, trong khi nguồn sữa mẹ dồi dào vô tận lại không mất tiền thì bị mẹ bỏ qua. Chúng ta cứ nghĩ kiếm tiền nuôi con là đủ nhưng có những giá trị mà cha mẹ có thể đem lại cho con trong khi không tiền nào mua nổi” – chị Thúy nói.

wQWiuQU029j69usQzutKqSsL4gSlfb0dOctciebwaQnmXZF4zCaUXTy9JOcW7lS4EnOoParUDc-0ur-2mgvQHpalE3SEiQ
Chị Thúy trong một buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ Sao Nhỏ

Bởi sợ nhìn thấy những đứa trẻ cô đơn nên ngày nào chị cũng nghĩ ra đủ sự kiện, trò chơi, sân chơi cho con trẻ và các ông bố bà mẹ. Từ Câu lạc bộ Sao Nhỏ giúp trẻ khám phá khoa học đến Chợ quê giữa phố – nhằm tôn vinh sản phẩm sạch, làm sống lại những phiên chợ quê từ lâu bị lãng quên…chị đêu nỗ lực tổ chức để có sân chơi cho trẻ.

Nguyễn Thị Thanh Thúy còn là người phụ nữ truyền nhiều cảm hứng mặc áo dài cho chị em phụ nữ. Đi đến đâu chị cũng nổi bật với tà áo dài, đôi guốc mộc và nụ cười tươi tắn luôn nở trên môi.

https://www.webtretho.com/forum/f3950/nguoi-phu-nu-bo-cong-viec-luong-cao-di-vac-tu-va-hang-tong-2618601/

 

 

Nguồn: hoiquancacbame.com

Bệnh viện Hạnh Phúc
Bệnh viện Hạnh Phúc