[Phụ Nữ Hiện Đại]-Công ty TNHH Pfizer (Việt Nam) đồng hành với Trung tâm đào tạo nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội (Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp tổ chức Chuỗi hội nghị khoa học với với chủ đề “TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE CHO NGƯỜI LỚN Ở VIỆT NAM QUA VIỆC CHỦNG NGỪA CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN PHẾ CẦU” Từ ngày 23 đến 26 tháng 11 năm 2023.

Hai chuyên gia đầu ngành, Giáo sư Julio Alberto Ramirez đến từ Hoa Kỳ và Giáo sư Charles Feldman đến từ Nam Phi tham gia báo cáo và chia sẻ kinh nghiệm với sự tham gia của hơn 1.800 chuyên gia y tế trên toàn quốc, bao gồm những chuyên gia đầu ngành Hô hấp và dự phòng.

Giáo sư Julio Alberto Ramirez đến từ Hoa Kỳ tham gia báo cáo và chia sẻ kinh nghiệm tại chuỗi Hội Thảo

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng các bệnh mãn tính gây ra 38 triệu (63%) ca tử vong hàng năm1. Theo GS Ramirez, vắc xin cần thiết cho mọi lứa tuổi, tầm quan trọng cho đối tượng nguy cơ cao, dễ nhiễm bệnh như trẻ em và người lớn tuổi, đặc biệt đối tượng mắc bệnh nền là những đối tượng nguy cơ cao cần được bảo vệ bằng vắc xin. Người tiểu đường, tim mạch, suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (CPOD). Nguy cơ nhiễm phế cầu là nguyên nhân hàng đầu gây Viêm phổi và các bệnh phế cầu xâm lấn tăng gấp 2.8 lần; 3.8 lần; 5.9 lần; 7.7 lần so với người khỏe mạnh, người càng cao tuổi, nguy cơ càng cao2.

Giáo sư Feldman đến từ Nam Phi cho biết phế cầu khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, mặc dù nhiễm vi rút cũng có thể gây viêm phổi3. Người ta đã mô tả rõ ràng rằng sau nhiễm vi rút có thể là nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn, thường là do phế cầu khuẩn và điều này có liên quan đến việc tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh4. Vi rút hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân vi rút nổi bật gây viêm phổi, đặc biệt ở trẻ em5. Một nghiên cứu được thực hiện trong đại dịch SARS-CoV-2 đã chỉ ra rằng trong 5 trường hợp viêm phổi do COVID-19 được thực hiện sàng lọc kháng nguyên nước tiểu, sự tồn tại đồng thời của nhiễm trùng thứ phát do phế cầu khuẩn đã được ghi nhận6.

GS Feldman đến từ Nam Phi tại chuỗi Hội Thảo

Chuỗi hội nghị đánh dấu bước ngoặc quan trọng cho sự đồng hành giữa Trung tâm đào tạo nhân lực y tế theo nhu cầu xã Hội, Đại học Y dược TPHCM; Công ty Pfizer Việt Nam, Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam cùng quý Cán bộ, nhân viên y tế hướng đến mục tiêu hợp tác toàn diện bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua việc cập nhật những tiến bộ khoa học. Từ những cập nhật đó, các cán bộ y tế sẽ có cái nhìn toàn diện hơn và mang đến cho người dân sự tư vấn bảo vệ cộng đồng trước những bệnh do phế cầu là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, Viêm Phổi và tử vong.

PGS.TS.BS Cao Hữu Nghĩa – Chủ nhiệm Bộ Môn Khoa Học Y Sinh – Viện Pasteur TPHCM: “Chủng ngừa là một trong những biện pháp an toàn và hiệu quả nhất để phòng các bệnh nhiễm trùng, không chỉ cho trẻ em mà còn cho cả người lớn”.

Ông Darrell Oh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Pfizer Việt Nam chia sẻ về những nỗ lực của Pfizer tại chuỗi Hội thảo

Ông Darrell Oh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Pfizer Việt Nam cho biết: “Quan hệ hợp tác lâu dài của Pfizer với Việt Nam thể hiện cam kết của chúng tôi trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Thông qua hợp tác công và tư, cùng với các đột phá khoa học và niềm tin kiên định vào sức mạnh của khoa học, Pfizer cố gắng cải thiện sức khỏe cộng đồng Việt Nam, bao gồm cả việc ngăn ngừa các bệnh liên quan về phế cầu khuẩn. Bằng cách tận dụng chuyên môn và nguồn lực của mình, Pfizer tiếp tục đóng góp đáng kể trong việc ứng phó các thách thức về y tế theo sứ mệnh ” Những đột phá giúp thay đổi cuộc sống bệnh nhân”.

Chuỗi hội nghị khoa học phế cầu lần này, đăc biệt với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành và báo cáo viên quốc tế chính là dấu ấn thể hiện rõ nét nỗ lực của Pfizer trong sứ mệnh đồng hành, hỗ trợ cập nhật kiến thức khoa học, các tiến bộ y khoa cho cán bộ nhân viên y tế. Chúng tôi cam kết góp phần trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tạo nên một Việt Nam khỏe mạnh hơn.”

Nguồn:

  1. Alzahrani, M. S., Alharthi, Y. S., Aljamal, J. K., Alarfaj, A. A., Vennu, V., & Noweir, M. D. (2023). National and Regional Rates of Chronic Diseases and All-Cause Mortality in Saudi Arabia-Analysis of the 2018 Household Health Survey Data. International journal of environmental research and public health, 20(7), 5254. https://doi.org/10.3390/ijerph20075254
  2. Cavallazzi R and Ramirez J. Curr Opin Infect Dis 2020 Apr; 33(2):173-181
  3. Anderson R, Feldman C. The Global Burden of Community-Acquired Pneumonia in Adults, Encompassing Invasive Pneumococcal Disease and the Prevalence of Its Associated Cardiovascular Events, with a Focus on Pneumolysin and Macrolide Antibiotics in Pathogenesis and Therapy. Int J Mol Sci. 2023 Jul 3;24(13):11038. doi: 10.3390/ijms241311038. PMID: 37446214; PMCID: PMC10341596.
  4. MacIntyre CR, Chughtai AA, Barnes M, Ridda I, Seale H, Toms R & Heywood A. The role of pneumonia and secondary bacterial infection in fatal and serious outcomes of pandemic influenza a(H1N1)pdm09. BMC Infectious Diseases 2018; 18: 637.
  5. Pneumonia in children (no date) World Health Organization. Available at: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/pneumonia (Accessed: 20 November 2023).
  6. Cucchiari, D., Pericàs, J. M., Riera, J., Gumucio, R., Md, E. C., Nicolás, D., & Hospital Clínic 4H Team (2020). Pneumococcal superinfection in COVID-19 patients: A series of 5 cases. Medicina clinica (English ed.), 155(11), 502–505. https://doi.org/10.1016/j.medcle.2020.05.028

R.C.M 

 

 

 

*Nội dung được thực hiện theo ĐKKD của C.A.M Media

Bệnh viện Hạnh Phúc