Trương Thanh Thủy- người sáng lập của tổ chức Salt cancer initiative (SCI) đã được mời làm một trong những diễn giả của sự kiện War on Cancer (Cuộc chiến Ung thư) của tờ báo nổi tiếng The Economist tại Jakarta, Indonesia ngày 20/3/2018.

Chị Thủy Muối cùng chị Nguyễn Hiền Mi – Giám đốc vận hành của SCI

Tại hội thảo War on Cancer (Cuộc chiến Ung thư), thông qua 15 phút thuyết trình, chị Trương Thanh Thủy (Thủy Muối) đã truyền được cảm hứng tới nhiều người tham gia hội nghị. Những người tham gia hội nghị rất hào hứng, bởi nhiều người chưa từng nghĩ một tổ chức như SCI lại có thể tồn tại, hay thậm chí đươc khởi đầu từ Việt Nam.

Chị Thủy Muối trả lời phỏng vấn tại chương trình

Chị cho biết về niềm cảm hứng để sáng lập nên SCI. Khi tôi biết mình mắc ung thư phổi vào tháng 9/2016, tôi đã rất shock và tuyệt vọng. Các bác sĩ ở Việt Nam chỉ nói với tôi rằng nên làm các loại xét nghiệm khác nhau mà không hề cho tôi thêm thông tin về căn bệnh và tại sao tôi cần các xét nghiệm đó. Tôi lên máy bay qua LA (Mỹ) 2 tuần sau đó để tìm kiếm câu trả lời cho mình, nơi tôi nhận được thông tin mình đang ở giai đoạn cuối.

Có 2 vấn đề tôi đã trải nghiệm lúc đó: thông tin về căn bệnh và cảm xúc của chính mình. SCI được hình thành 3 tháng sau khi tôi mắc bệnh với tiêu chí giải quyết 2 vấn đề đó cho các bệnh nhân ung thư. Với vấn đề đầu tiên, chúng tôi tổ chức các buổi gặp mặt hàng tháng giữa bác sĩ và bệnh nhân để mang đến những thông tin mới nhất và đáng tin cậy nhất cho bệnh nhân và người thân của họ. Chúng tôi cũng tổ chức Hội nghị ung thư lần đầu tiên năm ngoái với 15 chuyên gia đến từ MD Anderson và trường ĐH Nam California (USC) để tiếp xúc với các bác sĩ Việt Nam, sinh viên trường Y và bệnh nhân.

Với vấn đề thứ 2, tôi từng thấy rất khó khăn để giao tiếp với người khác khi bắt đầu biết mình mắc bệnh. Do đó, SCI mong muốn tạo ra 1 cộng đồng của những bệnh nhân ung thư, nơi mọi người có thể quan tâm và chăm sóc lẫn nhau. Chúng tôi tổ chức các lớp yoga miễn phí hàng tuần và lớp cho bệnh nhân nhi cùng với các đối tác để cùng nhau dần dần xây dựng những cộng đồng nhỏ trên khắp cả nước. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tổ chức rất nhiều các hoạt động cộng đồng cho bệnh nhân ung thư và người thân để họ có thể sống tích cực hơn mỗi ngày, như chiếu phim miễn phí và nhảy flashmob.

Hiện tại, cộng đồng đã có khoảng 3000 thành viên trên facebook và thường xuyên tương tác cùng nhau. Các hoạt động offline trong năm 2017 có hơn 1000 người tham dự. 

Ung thư là một vấn đề, nhưng nó không chỉ là vấn đề sức khoẻ của một người. Khi một người mắc ung thư, đó là vấn đề của cả gia đình. Khi nó là vấn đề của nhiều gia đình, nó trở thành vấn đề của cả xã hội và quốc gia.

“Chúng tôi muốn xây dựng một cộng đồng bệnh nhân ung thư và người thân của họ, những người cùng hành động và thay đổi chính mình. Nghiên cứu của tôi tại trường USC là sử dụng các dữ liệu của bệnh nhân để xây dựng liệu pháp phù hợp cho mỗi người, cung cấp thông tin để bệnh nhân có những quyết định tốt hơn cho chính mình trong quá trình trị liệu. Chúng tôi trực tiếp đưa vào 2 sáng kiến (CancerBase và SCI) để hỗ trợ bệnh nhân trong công nghệ, nghiên cứu và cộng đồng, không chỉ ở Việt Nam, ở Mỹ, mà trên toàn thế giới” – Chị chia sẻ.

Chị cho biết: Chi phí quản lý và vận hành của chúng tôi được hỗ trợ bởi các doanh nghiệp tư nhân và những mạnh thường quân ở Việt Nam

Về sự kiện War on Cancer (Cuộc chiến Ung thư): 

Ung thư được coi là “kẻ giết người” lớn nhất ở Đông Nam Á và nó sẽ càng trở nên phổ biến hơn khi xã hội già đi và lối sống thay đổi. Đến năm 2030, tỷ lệ mắc ung thư ở châu Á được dự báo sẽ tăng hơn 40% so với năm 2012. Nhiều trường hợp bệnh này sẽ xuất hiện ở các nước nghèo ở Đông Nam Á, nơi có tỷ lệ tử vong cao và những ảnh hưởng của căn bệnh về mặt tài chính đối với các cá nhân, gia đình và nền kinh tế có thể rất thảm khốc.

Cuộc chiến chống ung thư Đông Nam Á 2018 (War on Cancer South-East Asia 2018) nhằm tìm ra những cách sáng tạo để gây quỹ cho việc chăm sóc bệnh ung thư, từ phòng ngừa tới chăm sóc giảm nhẹ ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình của khu vực (LMICs). Thông qua các cuộc thảo luận, phỏng vấn chuyên sâu và diễn thuyết cụ thể theo quốc gia, chúng tôi sẽ đánh giá các cơ chế và mô hình tài chính để chi trả cho các kế hoạch kiểm soát ung thư, cải thiện khả năng tiếp cận và kết quả cho bệnh nhân trong quá trình này. Chúng tôi sẽ xem xét cách thức để thu hút các nhà bảo hiểm và nhà đầu tư trong khu vực tư nhân để giúp gây quỹ lộ trình chăm sóc ung thư một cách minh bạch, chuẩn hóa, dựa theo thị trường và đánh giá mức đầu tư công và chính sách nào cần để hỗ trợ cho sự phát triển của nó.

Chúng tôi đóng vai trò như chất xúc tác cho hành động tập thể để đáp ứng với thách thức ngày một lớn và đòi hỏi phản ứng khẩn cấp này. Tham gia với các nhà hoạch định chính sách, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, các nhà bảo hiểm, nhà đầu tư, các nhà khoa học, các nhà công nghệ và các nhà tư tưởng hàng đầu để tìm cách lấp đầy khoảng cách về ngân quỹ ung thư tại các nước có thu nhập thấp và trung bình của Đông Nam Á. Kết quả như vậy mang lại lợi ích kinh tế bằng cách giảm bớt sức ép lên hệ thống y tế đang bị quá tải và giúp đỡ toàn xã hội trở nên lành mạnh và hữu ích hơn. Quan trọng hơn, nó có thể giúp bệnh nhân thoát khỏi những lo lắng về những khoản chi phi quá lớn với túi tiền của mình và những hiểm họa tài chính tiềm ẩn khi mà các bệnh nhân nên tập trung vào sự sống còn của bản thân.

Link sự kiện: https://events.economist.com/events-conferences/asia/war-on-cancer-south-east-asia-2018/

Sự kiện Những bước chân vui vẻ – một chương trình hoạt động ngoài trời dành cho bệnh nhân ung thư của SCI:

Mai Mai/ Phụ Nữ Hiện Đại & SCI

 

*Nội dung được thực hiện theo ĐKKD của C.A.M Media

Bệnh viện Hạnh Phúc
Bệnh viện Hạnh Phúc