Các nhà nghiên cứu từ Đại học RMIT đã phát triển loại vật liệu cực mỏng mới phản ứng với hơi nóng và khí lạnh, mở đường cho “cửa sổ thông minh”. 

Loại vật liệu phủ tự điều chỉnh mỏng hơn cọng tóc người hàng ngàn lần này sẽ tự hoạt động bằng cách cho phép hơi nóng vào nhiều hơn khi trời lạnh và chặn tia nắng khi trời nóng.

Cửa sổ thông minh có khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ bên trong toà nhà một cách tự nhiên, đem đến những lợi ích về mặt môi trường to lớn và tiết kiệm tài chính đáng kể.

Nhà điều tra chính của dự án Phó giáo sư Madhu Bhaskaran cho biết phát minh quan trọng này sẽ giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng tương lai, đồng thời tạo ra những toà nhà tự thay đổi nhiệt độ.

Bà cho biết: “Chúng tôi đang đưa việc sản xuất ra cửa sổ thông minh, ngăn hơi nóng vào mùa hè và giữ nhiệt bên trong khi thời tiết mát lên, trở nên khả thi. Chúng ta mất hầu hết năng lượng dành cho các toà nhà vào cửa sổ. Điều này khiến việc duy trì toà nhà ở một nhiệt độ nhất định rất lãng phí và là quy trình không thể tránh khỏi”. “Công nghệ của chúng tôi có khả năng sẽ giảm gia tăng chi phí vào máy điều hoà không khí và máy sưởi, đồng thời cũng sẽ giảm đáng kể dấu chân carbon của các toà nhà lớn nhỏ khác nhau. Giải pháp cho khủng hoảng năng lượng không chỉ đến từ việc dùng năng lượng tái tạo, việc công nghệ thông minh có thể loại trừ vấn đề lãng phí năng lượng là giải pháp hết sức sống còn”, Phó giáo sư bổ sung thêm.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học RMIT đã phát triển loại vật liệu cực mỏng mới phản ứng với hơi nóng và khí lạnh, mở đường cho “cửa sổ thông minh”.

Cửa sổ kính thông minh có hiệu suất năng lượng hơn 70 phần trăm trong mùa hè và hơn 45 phần trăm trong mùa đông so với loại kính hai chiều tiêu chuẩn.

Báo cáo cho thấy Toà nhà Empire State của New York tiết kiệm 2,4 triệu đô la Mỹ tiền năng lượng và cắt giảm lượng khí thải nhà kính khoảng bốn ngàn mét khối sau khi ráp cửa sổ thông minh. Và toà nhà này dùng loại công nghệ kém hiệu quả hơn.

Phó giáo sư giải thích: “Toà nhà Empire Building dùng kính vẫn cần năng lượng vận hành, trong khi đó vật liệu phủ của chúng tôi không cần năng lượng và phản ứng trực tiếp với thay đổi nhiệt độ”.

Ông Mohammad Taha, người đồng nghiên cứu và là nghiên cứu sinh, cho biết dù loại vật liệu phủ phản ứng với nhiệt độ, nó cũng có thể tắt dễ dàng với một thiết bị chuyển đơn giản.

“Thiết bị chuyển này tương tự như dimmer (thiết bị dùng để điều chỉnh độ sáng của đèn hay tốc độ của quạt) và có thể dùng để kiểm soát mức độ xuyên thấu trên cửa sổ, và vì vậy có thể kiểm soát cường độ ánh sáng trong phòng”, ông Mohammad nói. “Điều này có nghĩa người dùng hoàn toàn tự do vận hành cửa sổ theo nhu cầu của mình”.

Cửa số không phải là quán quân dễ thấy duy nhất với loại vật liệu phủ mới. Công nghệ này có thể dùng kiểm soát bức xạ không có hại có thể xuyên qua nhựa và vải vóc. Ngoài ra còn có thể áp dùng trong xạ hình y tế và quét an ninh.

Phó giáo sư Bhaskaran cho biết nhóm của bà đang tìm cách đưa công nghệ này vào thực tế càng sớm càng tốt.

Bà nói: “Nguyên liệu và công nghệ đã sẵn sàng và có thể tráng lên bề mặt rộng. Công nghệ gốc cũng đã có bằng sáng chế ở Úc và Mỹ”.

Nghiên cứu được thực hiện tại Phòng Nghiên cứu nano siêu nhỏ cực kỳ hiện đại của Đại học RMIT (Úc), với đồng nghiệp từ Đại học Adelaide, và được Hội đồng Nghiên cứu Úc hỗ trợ.

Kết quả nghiên cứu của nhóm được công bố trên ấn phẩm khoa học Scientific Reports – Nature https://www.nature.com/articles/s41598-017-17937-3.

(James Giggacher)/ Phụ Nữ Hiện Đại & RMIT

 

 

*Nội dung được thực hiện theo ĐKKD của C.A.M Media
Bệnh viện Hạnh Phúc
Bệnh viện Hạnh Phúc