“Sau khi thấy đau ở hông lưng, tôi đi khám và được biết mình bị viêm bể thận. Tại sao tôi lại bị bệnh này khi bản thân luôn biết giữ sạch cho cơ thể?”
Thủy Anh (Nghệ An)

Nhiễm trùng thận xuất hiện có thể do mất vệ sinh, di truyền hoặc lây nhiễm vi khuẩn trong quan hệ tình dục.

Nguyên nhân

Nhiễm trùng niệu đạo, bàng quang là một trong những nguyên nhân gây ra nhiễm trùng thận. Nhiễm trùng niệu đạo hay bàng quang nếu không được điều trị sớm có thể làm cho vi khuẩn di chuyển lên một hoặc cả hai thận, gây nhiễm trùng thận toàn diện (còn gọi là viêm bể thận). Trong y khoa, nhiễm trùng thận gọi là viêm bể thận. Đây là một loại nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, thường lây lan từ đường tiết niệu thấp đến cao, từ hậu môn vào niệu đạo và cuối cùng gây thiệt hại cho thận.

Vi khuẩn gây bệnh là một loại của vi khuẩn E.coli thường tồn tại sẵn trong ruột.  Nhiễm trùng thận xuất hiện có thể do mất vệ sinh, di truyền hoặc lây nhiễm vi khuẩn trong quan hệ tình dục. Trong một số trường hợp hiếm hoi, người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn trên da và lây lan qua đường máu hoặc ảnh hưởng đến cả hai thận. Đôi khi nhiễm trùng thận có thể dẫn đến nhiễm trùng máu được gọi là nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng người bệnh.

Tuy nhiên, phụ nữ luôn luôn dễ bị nhiễm trùng tiểu (nhiễm khuẩn đường tiết niệu) so với những người đàn ông vì đường niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nhiều so với nam giới và gần với hậu môn hơn. Khi mức độ estrogen của phụ nữ giảm ở thời kỳ mãn kinh, nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cũng tăng lên do sự mất dần sự bảo vệ của hệ thực vật âm đạo.

Một số điều liên quan đến nhiễm trùng thận chị em cần cảnh giác:

1. Dấu hiệu lớn

Những người bị nhiễm trùng thận cũng có nhiệt độ cơ thể tăng lên giống như bị nhiễm độc. Cảm giác rát bỏng khi đi tiểu là một triệu chứng quan trọng và chỉ xuất hiện khi bệnh đã nghiêm trọng.

Ngoài ra, một số dấu hiệu như nước tiểu đục, thường xuyên muốn đi tiểu, đau khi đi tiểu, đau ở xương mu hoặc ở lưng dưới, buồn nôn và nôn, huyết áp thấp… cũng có thể xuất hiện ở những người bị nhiễm trùng tiểu. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể có cảm giác ngon miệng, cơ thể mất nước, đỏ mặt, da ấm… các triệu chứng này thường chung chung của nhiều bệnh nên rất hay bị bỏ qua. Nếu thấy thêm dấu hiệu nước tiểu có thể có máu trong đó hoặc có thể chứa mủ thì chứng tỏ bệnh đã rất nghiêm trọng.

2. Phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng thận

Khi mang thai, mức độ progesterone tăng làm trầm trọng thêm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu do giảm trương lực cơ của niệu quản và bàng quang khiến nước tiểu bị chảy ngược lại bàng quang nhiều hơn. Khả năng bị nhiễm bệnh trong trường hợp này cao hơn 25 – 40% so với bình thường.

Sản phụ bị nhiễm trùng thận khi mang thai có thể dẫn đến sinh non hoặc bị tiền sản giật. Vì vậy, nếu phát hiện có dấu hiệu nhiễm trùng, sản phụ cần được điều trị kịp thời.

3. Sỏi thận

Bệnh sỏi thận làm ảnh hưởng đến dòng nước tiểu, do đó tăng nguy cơ nhiễm trùng thận. Sỏi thận “giúp” các vi khuẩn tăng lên ở niệu đạo, làm giảm khả năng phòng thủ của cơ thể đối với các bệnh nhiễm trùng. Đây là một điều kiện tốt cho các vi khuẩn, do đó gây ra tắc nghẽn niệu đạo và cũng góp phần làm viêm bể thận.

4. Đau khi quan hệ tình dục

Hoạt động tình dục thực sự không tạo ra nhiều nguy cơ phát triển nhiễm trùng tiểu nhưng nó cũng là một con đường dẫn đến viêm nhiễm đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang do vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào.

Phụ nữ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam giới. 75 – 90% các bệnh nhiễm trùng bàng quang là do quan hệ tình dục, đặc biệt là những phụ nữ có quan hệ tình dục sau khi mãn kinh. Do đó, nó cũng gián tiếp có thể dẫn đến nhiễm trùng thận. Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục và vùng hậu môn thường xuyên, đặc biệt là sau khi hoạt động tình dục, đi tiểu trước và sau khi giao hợp… là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với chị em. Chị em cũng nên hạn chế tiêu thụ nhiều chất lỏng chứa cafein và rượu trong chế độ ăn uống của mình.

Phòng ngừa nhiễm trùng thận:

Một yếu tố quan trọng trong việc phòng chống nhiễm trùng thận là tránh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI ). Để làm được vậy, bạn không nên nhịn tiểu mà cần luôn giữ cho bàng quang rỗng. Phụ nữ không nên ngồi xổm khi đi tiểu vì theo các bác sĩ, tư thế này có thể khiến cho nước tiểu bị giữ lại trong bàng quang, từ đó khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu. Vì vậy, đi tiểu ngay sau khi bạn có một sự thôi thúc, thậm chí cách tốt hơn là hãy đi tiểu thường xuyên.

Đi tiểu sau khi giao hợp. Việc này cũng giúp loại bỏ vi khuẩn trong niệu đạo và do đó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Phụ nữ nên lau từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh.

Thực hiện: Trần Lệ Thủy

Nguồn: Thời Trang Trẻ

Bệnh viện Hạnh Phúc
Bệnh viện Hạnh Phúc