Một số vấn đề ở nơi làm việc tưởng chừng như bình thường như lại thật sự lại có tác động không tốt cho sức khỏe của bạn.

Nếu các liệt kê dưới đây nằm trong số các thói quen và các bất ổn ở nơi làm việc của mình thì bạn nên có sự điều chỉnh càng sớm càng tốt.

a sk.jpg
Nhiều nguyên nhân từ công sở khiến bạn bị bệnh – Ảnh chỉ mang tính minh họa

1 – Ngồi suốt ngày ở bàn làm việc

Một nghiên cứu gần đây cho thấy lối sống thụ động (ít vận động) có thể thật sự ảnh hưởng đến quá trình lão hóa của chúng ta. Khi các tế bào của chúng ta phân chia và già đi, chúng mất nhiều đoạn trình lặp nhiễm sắc thể, có nghĩa là các tế bào già cỗi hơn sẽ có số đoạn trình lặp ngắn hơn.

Kết quả quan sát cho thấy trong số những phụ nữ ít vận động (không tập thể dục 30 phút mỗi ngày như được khuyên), tức ngồi khoảng 10 giờ đồng hồ hoặc nhiều hơn mỗi ngày có các đoạn trình lặp nhiễm sắc thể ngắn hơn so với nhóm người nữ có thời gian ngồi ít hơn.

2 – Làm việc nhiều giờ liên tục

Người làm việc hơn 50 giờ đồng hồ mỗi tuần có nguy cơ cao với nhiều loại bệnh tật và bất ổn sức khỏe. Theo một báo cáo năm 2012, người trưởng thành làm việc hơn 50 tiếng một tuần có hơn 40% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Phân tích dữ liệu từ những người làm việc trong 32 năm cho thấy người nữ sẽ có nguy cơ cao với bệnh tim mạch, viêm khớp, tiểu đường khi phải làm việc từ 60 giờ trở lên mỗi tuần.

Làm việc muộn ở cơ quan cũng gây thiếu ngủ, làm giảm trí nhớ và khả năng tập trung. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh Alzheimer, theo CNN.

3 – Tư thế ngồi làm việc không đúng

Nếu bạn không muốn trông già như người 80 tuổi thì hãy điều chỉnh tư thế ngồi của mình. Tư thế ngồi không đúng có nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe – chia sẻ của bác sĩ gia đình Kenton Fibel thuộc Viện Cedars-Sinai Kerlan-Jobe (California).

Tư thế ngồi không đúng có thể gây ra nhiều áp lực lên các cơ và khớp, buộc các cơ và khớp này phải làm việc quá mức và dần bị yếu đi. Nhiều bệnh nhân bị đau mãn tính được các chuyên gia xác định lý do chủ yếu là do sai tư thế khi ngồi làm việc.

Ngoài ra, ngồi không đúng tư thế cũng cản trở tuần hoàn máu, làm xuất hiện các mạch máu bị căng tức dưới da.

4 – Ngồi nhiều giờ liền trước máy tính

80% người Hoa Kỳ trưởng thành sử dụng các thiết bị số hơn 2 giờ đồng hồ mỗi ngày; gần 60% số này cho biết gặp các bất ổn về mắt như khô mắt, mỏi mắt, đau đầu, nhìn mờ, đau cổ và đau vai.

Hãy áp dụng nguyên tắc 20 – 20 – 20 để bảo vệ mắt, tức: ngưng nhìn máy tính sau mỗi 20 phút để nhìn một vật thể ở xa khoảng 20 feet (khoảng 6 m) trong vòng ít nhất 20 giây.

5 – Thời gian di chuyển quá lâu

Có thể bạn không không biết rằng di chuyển 2 giờ đồng hồ đến sở làm có thể gây hại cho cơ thể bạn theo thời gian. Một nghiên cứu gần đây của Na-uy cho thấy người lao động di chuyển đến sở làm từ 1 giờ đồng hồ trở lên mỗi ngày có một số bất ổn sức khỏe.

Ví dụ, người di chuyển xa để đi làm từ 10 năm trở lên gặp bất ổn về đường tiêu hóa và các vấn đề về cơ xương khớp như đau dạ dày, đau thắt lưng so với người có thời gian di chuyển ngắn hơn.

Ngoài ra, theo các nghiên cứu, người di chuyển đoạn đường xa để đi làm mỗi ngày thường bị gián đoạn giấc ngủ, stress mỗi ngày, mệt mỏi…

6 – Tiếp xúc ánh nắng nhiều

Bạn cho rằng ở trong nhà từ 9 giờ sang đến 5 giờ chiều có thể bảo vệ bạn khỏi ung thư da và nếp nhăn nhưng vẫn có nhiều cách để ánh sáng mặt trời lọt vào trong nhà, như qua cửa sổ chẳng hạn.

Tia UVB có thể gây ung thư da, làm lão hóa da. Một nghiên cứu năm 2015 đăng trên tạp chí JAMA Da liễu cho thấy phi công trong cabin có nguy cơ ung thư da cao gấp đôi.

7 – Không hòa hợp với đồng nghiệp

Khi bạn có mâu thuẫn với đồng nghiệp, mâu thuẫn không được giải quyết này sẽ ở lại trong bạn và ảnh hưởng đến ngày làm việc của bạn – chia sẻ của TS.Jody Foster, trường Y khoa Đại học Pennsylvania với tờ New York Times. Tất cả các bất ổn này đều gây hại cho sức khỏe.

Nhiều nghiên cứu cho thấy chúng ta có thể bị nhức đầu hay mất ngủ bởi các hành vi không tốt đẹp của bạn đồng nghiệp hay của ai đó nơi làm làm việc. Ngoài ra, sức khỏe của da cũng bị ảnh hưởng.

Trần Trọng Hiếu
(theo Reader’s Digest)/ Giác Ngộ

https://giacngo.vn/yhocsuckhoe/2019/01/14/57648B/

 

 

 

Bệnh viện Hạnh Phúc
Bệnh viện Hạnh Phúc