Trẻ em cần được rèn luyện tính nết từ nhỏ, tốt nhất là ngay từ khi bé bắt đầu biết nhận thức. Điều này rất có ích khi trẻ trưởng thành.
Khuyến khích con độc lập giải quyết các vấn đề.
Khi con bắt đầu hình thành các thói quen hằng ngày, cha mẹ hãy giúp con thể hiện bản thân mình. Hãy giúp con tích lũy những kỹ năng sống một cách đơn giản nhất bằng hướng dẫn con tự thực hiện những hành động của mình mà không cần tới sự giúp đỡ của người khác trong khuôn khổ

Không áp đặt con phải làm gì, không được làm gì.
Một sai lầm mà nhiều phụ huynh hay mắc phải là lúc nào cũng áp đặt con phải làm cái này, phải làm cái kia, phải chào, phải đánh răng… Nếu trẻ làm theo thì bảo “Ui, con ngoan quá”, những trẻ cá tính không làm theo thì lại bảo con hư. Trẻ không làm theo thì bị phạt, mắng. Trong khi đó, những trẻ đối phó mới là trẻ khôn

Thực tế, có những việc cha mẹ cấm nhưng trẻ vẫn làm. Lý do là vì trẻ làm theo là bị ép buộc chứ không phải tự giác làm, mà điều gì không phải do bản thân mỗi người tự giác làm thì sẽ không có tính bền vững. Hôm nay trẻ làm theo những gì người lớn bảo nhưng không ai đảm bảo rằng khi lớn hơn, trẻ cũng sẽ làm theo.

Nguyen-tac-day-con (1)

Ảnh minh họa

Tầm quan trọng của lời xin lỗi.
Khi cha mẹ chủ động dạy con về tầm quan trọng của việc nói lời xin lỗi sẽ giúp chúng thấy được hậu quả của những việc làm không đúng – tiêu cực. Hơn thế, việc dạy và giải thích cho trẻ về tầm quan trọng của lời xin lỗi, lý do cần phải xin lỗi sẽ giúp con sống đúng với cá tính và có trách nhiệm hơn

Cha mẹ hãy luôn là tấm gương biết thừa nhận lỗi lầm. Hãy xin lỗi trước mặt con khi bản thân bố mẹ phạm lỗi. Bạn cũng có thể giải thích với con rằng lời xin lỗi có sức mạnh rất lớn, nó giúp mọi người gần gũi nhau hơn và hàn gắn những giận hờn, tranh cãi. Dạy con nhận thức rõ về lời xin lỗi cũng là một cách cha mẹ hình thành đức tính khiêm tốn ở con dạy con biết quan tâm tới người khác

Tiền không thể mua tất cả mọi thứ.
Có thể bạn cho rằng một đứa trẻ sẽ không đủ tư duy để hiểu hết ý nghĩa của vấn đề này. Tuy nhiên nếu bạn không dạy con từ khi còn bé, trẻ sẽ sống cứng nhắc, không trân trọng tình cảm, thiếu động lực và không bao giờ đề ra mục tiêu phấn đấu trong cuộc sống

Hãy dạy con bạn bằng những ví dụ thực tế để trẻ thấy rằng người ta không thể mua được những thứ như: gia đình, hạnh phúc, sự bình an, tài năng, sức khỏe, và nhiều thứ hơn nữa chỉ bằng tiền bạc. Tất cả điều bạn cần hướng con suy nghĩ đó là nhận ra những gì thật sự quan trọng và có giá trị. Phải để cho con bạn nhận thấy rằng sự thành công thực sự trong cuộc sống không đơn giản chỉ là sự nổi tiếng và giàu có

Tình bạn, sự tin tưởng phải được chăm sóc và nuôi dưỡng.

Bạn có thể dẫn giải những ví dụ cụ thể để con thấy được rằng để có được tình bạn và lòng tin tưởng của một ai đó đòi hỏi phải tốn rất nhiều thời gian và tâm sức
Con không thể có được một người bạn tốt tin tưởng mình chỉ bằng một câu nói, mà nó đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn, sự đồng cảm, tôn trọng, quan tâm lẫn nhau, và liên tục nuôi dưỡng. Bạn có thể hài hước ví dụ tình bạn của chính hai vợ chồng mình để con thấy được rằng bố mẹ chơi thân với nhau như vậy vì bố mẹ rất cố gắng để không làm người kia buồn, khóc…

Không được xem thường bất cứ thứ gì hoặc bất cứ ai.
Bản thân bạn sau nhiều trải nghiệm của cuộc sống, sẽ có lúc nhận ra rằng khi mình mất đi một cái gì đó mình mới nhận ra giá trị thực sự của nó. Để tránh cho con rơi vào vết xe đổ và cũng là để trẻ biết tôn trọng, nâng niu những gì mình có, bạn phải dạy cho trẻ biết rằng nên trân trọng và đánh giá cao những gì bản thân mình đang có

May mắn và làm việc chăm chỉ luôn đi cùng nhau. Bạn có muốn sau này con mình trở thành một kẻ vô dụng, chỉ biết ngồi chờ đợi mà không hề có mục tiêu trong cuộc sống? Ngay cả khi con là một đứa trẻ thì bạn cũng cần chỉ ra cho con thấy rằng không một ai chỉ ngồi chờ đợi may mắn đến là lập tức có được mọi thứ

Giá trị của tính kỷ luật.
Nếu không có tính kỷ luật, sau này lớn lên, trẻ sẽ sống buông thả, tự để mình rơi tự do ra khỏi chuẩn mực và khuôn khổ. Bởi thế, ngay từ khi con còn bé, cha mẹ hãy giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của tính kỷ luật trong cuộc sống của một người

Đón nhận sự khen ngợi một cách lịch sự. Nếu ai đó khen ngợi, đề cao con bạn, hãy dạy con rằng chúng nên tỏ ra vui vẻ, lịch thiệp và nói rằng “xin cảm ơn”, và tránh việc tự hạ thấp mình hay chỉ ra những sai lầm khiến sự việc chưa hoàn hả.

Nguồn: Bảo Ngọc (Tổng hợp)/ Báo Gia Đình Việt Nam 

 

Bệnh viện Hạnh Phúc
Bệnh viện Hạnh Phúc