Đau ở trẻ em là một trong những dạng bệnh lý khó chẩn đoán, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ vì trẻ chưa biết mô tả tình trạng đau gặp phải nên đòi hỏi các bậc phụ huynh phải quan sát kỹ các hành vi của trẻ vì trẻ có thể biểu hiện sự đau đớn qua thay đổi hành vi, để từ đó có hướng xử trí phù hợp.

Theo các nghiên cứu khoa học, từ tuần thứ 23 trong bụng mẹ, thai nhi đã có thể cảm nhận được đau. Giai đoạn trước khi sinh, hệ thần kinh của trẻ đủ phát triển để cảm thụ đau. Nhưng sự nhận biết cảm giác đau và đau như thế nào được bắt đầu từ sau khi trẻ sinh ra. Các dạng đau thường gặp ở trẻ em là:  Đau đầu; Đau bụng; Đau răng; Đau tai; Đau do va chạm gây chấn thương; Đau do viêm khớp; Đau do viêm niêm mạc miệng; Đau họng do viêm hô hấp; Đau do bỏng…1970444_10151916575096820_1845045470_n

Thực tế, khi trẻ nhỏ bị đau, cha mẹ rất xót xa khi chứng kiến trẻ la khóc vì đau đớn nhưng lại khó đánh giá vị trí đau và mức độ đau của con mình. Với trẻ nhỏ, việc quan sát hành vi rất quan trọng vì trẻ có thể biểu hiện sự đau đớn qua thay đổi hành vi như: Bứt tai; Khóc thét và khóc dai; Nghiến răng, run môi; Giẫy đạp; Không cử động hoặc khư khư ôm giữ một phần cơ thể… Ở trẻ lớn hơn (khoảng từ 8 tuổi trở lên), trẻ đã có cảm giác và miêu tả chính xác mức độ, vị trí đau như người lớn nên dễ dàng nhận biết để có cách điều trị hiệu quả. Đừng nghĩ rằng, trẻ sẽ không bị đau khi ta không nhìn thấy nguyên nhân gây đau.

Trong số các dạng đau thường gặp ở trẻ em, đau đầu và đau bụng phổ biến hơn khi các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 85% trẻ em từ 5-7 tuổi và 100% trẻ em từ 14-16 tuổi có bị đau đầu do nhiều nguyên nhân bệnh và tâm lý. Còn đau bụng lại rất tập trung ở trẻ trong độ tuổi từ 3 tuần đến 12 tuần, thường xảy ra do chứng đầy hơi trong dạ dày của trẻ do dạ dày đang trong giai đoạn hoàn thiện. Ngoài ra, viêm khớp cũng là loại bệnh gây đau đớn cho trẻ khi đứng hàng thứ 5 các bệnh mạn tính thường gặp ở trẻ em với tỷ lệ 130/100.000 trẻ.

Th.s-BS Tăng Hà Nam Anh
Th.s-BS Tăng Hà Nam Anh

Tại buổi hội thảo, “Cập nhật lâm sàng các dạng đau ở trẻ em và cách xử lý” (do Hội đau Thành Phố Hồ Chí Minh phối hợp với nhãn hàng thuốc giảm đau hạ sốt trẻ em Nurofen (Ibuprofen)  tổ chức) ngày 18.5.2014, Th.s-BS Tăng Hà Nam Anh, Trưởng khoa chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương; PGĐ Trung tâm phẫu thuật thực nghiệm ĐHYD TP.HCM đã chia sẻ: “Nguyên nhân đau thường gặp tại khớp và quanh khớp của trẻ em là do chấn thương, yếu tố cơ học và các hội chứng phần mềm. Còn với các bệnh nhi nhỏ bị viêm khớp là do liên quan tới nhiễm trùng như viêm khớp do di chứng của viêm gan B, C, do sốt thấp cấp, viêm nội tâm mạc, do nhiễm độc…. hoặc là mắc u ác tính, bệnh bạch cầu….Với trẻ lớn thì có dạng viêm khớp thanh thiếu niên vô căn JIA thường là do viêm cột sống khởi phát thiếu niên,viêm khớp phản ứng, viêm khớp do bệnh lý đường ruột, viêm khớp liên quan tới chỗ bám gân…”.

Về việc điều trị các dạng đau bằng thuốc giảm đau, các báo cáo viên tại hội thảo đều chung quan điểm là nên sử dụng các loại thuốc giảm đau dạng nhẹ, không gây nghiện cho trẻ. Tuyệt đối, không dùng thuốc giảm đau có gốc Asprin vì sẽ gây nên hội chứng Reye, ảnh hưởng tới tế bào gan, tổn thương não. Trước đây loại thuốc được lựa chọn thường là Paracetamol nhưng trong quá trình sử dụng, có nhiều trẻ bị dị ứng với loại thuốc này nên cha mẹ có thể xem Nurofen cho trẻ em (Ibuprofen) là một giải pháp mới.

Mai Lan/TT được cung cấp bởi Nurofen

Bệnh viện Hạnh Phúc
Bệnh viện Hạnh Phúc