Dính tử cung (dính buồng tử cung) là tai biến có thể xảy ra sau khi chị em bị sẩy thai, nạo hút thai, nạo hút nhau bị sót sau khi sinh. Nó cần được phát hiện sớm và điều trị để hạn chế tình trạng vô sinh hoặc sinh non ở những lần tiếp theo.

Tử cung giống như một cái túi với mặt trước và mặt sau áp vào nhau. Từ ngoài vào trong, tử cung được cấu tạo gồm 3 lớp: lớp thanh mạc, lớp cơ và lớp nội mạc. Lớp nội mạc tử cung bao phủ toàn bộ mặt trong của tử cung. Nội mạc tử cung gồm 2 lớp:

– Lớp nội mạc căn bản (lớp đáy): mỏng, không thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt.

– Lớp nội mạc tuyến (lớp nông): chịu nhiều sự thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt.

Dính tử cung là gì, dính tử cung sau hút thai, dính tử cung có nguy hiểm không, dính tử cung vẫn có thai, dính tử cung có thai được không, dính tử cung có chữa được không, dính buồng tử cung và cách điều trị, dính tử cung biểu hiện, phát hiện dính tử cung bằng cách nào, dính buồng tử cung, nạo thai, hút thai, phá thai, nguy hiểm khi phá thai, phá thai có nguy hiểm không,Nạo phá thai gây vô sinh, vô sinh do tử cung, tạp chí sức khỏe, khoe24h, tap chi suc khoe, sức khỏe, suc khoe.
Dính buồng tử cung là một nguyên nhân gây hiếm muộn, vô sinh ở phụ nữ. do đó, việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời rất cần thiết.

Tổn thương lớp đáy gây dính tử cung

Vào mỗi tháng, dưới tác động của hormone sinh dục nữ, lớp nội mạc tử cung sẽ phát triển nhiều và dày lên để chuẩn bị làm tổ cho trứng thụ tinh. Nếu sự thụ tinh không được diễn ra, lớp nông sẽ bị bong tróc và gây ra hiện tượng chảy máu kinh. Lớp đáy có nhiệm vụ tái tạo lớp nội mạc đã bị mất. Khi lớp đáy của tử cung bị tổn thương sâu do các tác động như nạo phá thai, sẽ gây ra tình trạng dính tử cung. Tử cung có thể bị dính một phần hoặc hoàn toàn. Đó có thể là các vết dính nhỏ nằm rải rác trong lòng tử cung hoặc thành tử cung phía trước và thành tử cung phía sau dính chặt vào nhau, khiến buồng tử cung bị “xóa sổ”.

Nguyên nhân khiến lòng tử cung bị tổn thương thường là do việc nạo hút nhau sau khi sinh, nạo phá thai không an toàn, nạo phá thai nhiều lần. Nạo phá thai càng nhiều, tỷ lệ dính tử cung càng tăng, khoảng 8% cho lần nạo hút thai đầu tiên và đến 30% cho lần nạo hút thai thứ 3. Khi các bác sĩ tiến hành các thủ thuật nạo hút thai hoặc nạo hút nhau còn sót sau khi sinh do cố gắng làm sạch buồng tử cung, vô tình có thể khiến lớp nội mạc trong lòng tử cung bị tổn thương.

Ngoài ra, tử cung bị nhiễm trùng sau khi nạo hút thai cũng có thể dẫn đến dính tử cung. Chảy máu tử cung sau khi sinh con, sẩy thai, một số căn bệnh phụ khoa gây viêm nhiễm nếu không được chữa trị kịp thời cũng có thể là nguyên nhân gây dính tử cung.

Tử cung là nơi trứng thụ tinh làm tổ và phát triển trong suốt thai kỳ. Chính vì thế, tử cung không bình thường sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc mang thai. Nó cản trở việc tái tạo nội mạc tử cung. Trứng sau khi thụ tinh sẽ khó có thể làm tổ nơi tử cung. Tùy mức độ tổn thương của niêm mạc tử cung, có thể dẫn đến sự thay đổi về kinh nguyệt, gây khó khăn cho việc mang thai hoặc dễ bị sẩy thai.

Dính tử cung là gì, dính tử cung sau hút thai, dính tử cung có nguy hiểm không, dính tử cung vẫn có thai, dính tử cung có thai được không, dính tử cung có chữa được không, dính buồng tử cung và cách điều trị, dính tử cung biểu hiện, phát hiện dính tử cung bằng cách nào, dính buồng tử cung, nạo thai, hút thai, phá thai, nguy hiểm khi phá thai, phá thai có nguy hiểm không,Nạo phá thai gây vô sinh, vô sinh do tử cung, tạp chí sức khỏe, khoe24h, tap chi suc khoe, sức khỏe, suc khoe.
Sau khi nạo hút thai, trong vòng 1 tháng, nếu thấy đau bụng dưới, chị em nên đến bệnh viện kiểm tra. (Ảnh internet)

Chụp x-quang để kiểm tra chính xác

Một số biểu hiện nghi ngờ dính buồng tử cung là: bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, đau bụng dưới, tức ngực… Trong đó, kinh nguyệt không đều là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất. Khi bị dính buồng tử cung một phần, lượng máu kinh ra ít trong những ngày “đèn đỏ”, kinh thưa, máu kinh có màu đỏ sẫm hoặc màu chocolate, có thể kèm theo đau bụng. Một số chị em có thể bị mất kinh nếu bị dính tử cung toàn phần. Đó là vì khi tử cung bị dính, không có chỗ cho lớp niêm mạc chức năng mọc, khiến kinh ra ít hoặc không có kinh. Với những phụ nữ sau khi nạo hút thai, trong khoảng 1 tháng, thường xuyên thấy đau bụng dưới râm ran, có khi dữ dội, chị em hãy nghĩ đến dính tử cung và nên đến bệnh viện để kiểm tra. Để kiểm tra dính buồng tử cung một cách chính xác, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang tử cung để xác định.

Hiện nay, dính buồng tử cung hoàn toàn có thể được chữa khỏi bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Tùy mức độ dính buồng tử cung mà bác sĩ sẽ có cách điều trị phù hợp. Tuy nhiên, chị em cần có những hiểu biết nhất định về tai biến này để có thể phát hiện và điều trị sớm. Với phương pháp phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách thành tử cung trước và sau, đặt một dụng cụ vào giữa để ngăn chúng dính lại với nhau. Sau đó, các bác sĩ sẽ kết hợp việc dùng thuốc chứa estrogen cho bệnh nhân nhằm kích thích lớp nội mạc tử cung phát triển dày lên.

Sau điều trị, có thể mang thai?

Sau khi điều trị dính tử cung, khả năng mang thai là hoàn toàn có. Nếu mức độ dính nhẹ, kinh nguyệt bình thường thì cơ hội mang thai lên đến 70-80%. Tỷ lệ mang thai từ 20-40% với những chị em có buồng tử cung bị dính nặng. Tuy nhiên, những trường hợp này, khi mang thai, cần được quan tâm đặc biệt bởi tình trạng sẩy thai, chảy máu âm đạo, sinh non, bất thường do nhau thai bám chặt vào thành tử cung… rất dễ xảy ra.

Để hạn chế tình trạng dính buồng tử cung, các cặp vợ chồng cần sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, tránh nạo phá thai. Trường hợp gặp vấn đề về sức khỏe và không thể giữ thai, chị em cần đến bệnh viện uy tín để được kiểm tra, tư vấn, can thiệp sớm nhằm hạn chế những tổn thương tử cung do nạo phá thai gây ra.

Tư vấn chuyên môn:
BS. Ngô Thị Thanh Thảo
Khoa Sản, Bệnh viện Hùng Vương, TP. HCM
Minh Uyên

Theo Tạp chí Sức Khỏe

Bệnh viện Hạnh Phúc
Bệnh viện Hạnh Phúc