Gần một năm nay, gia đình anh Vũ chị Mai thường hay xảy ra bất đồng. Chuyện bắt đầu từ khi anh Vũ bị mất việc và công việc buôn bán của chị Mai cũng gặp nhiều khó khăn.

21-13-36_trng_12
Ảnh minh họa

Mỗi lần vợ chồng cãi nhau, họ thường lôi cả con cái vào cuộc. Anh Vũ đổ lỗi cho vợ không biết tay hòm chìa khóa, phải lâm vào cảnh thiếu trước hụt sau, còn chị Mai trách chồng vô dụng, chỉ giỏi nói chứ không giỏi làm. Rồi họ quay sang chì chiết, la mắng con cái, mặc dù bọn trẻ hoàn toàn vô can trong chuyện này. Thái độ lạnh lùng của cha mẹ, không khí nặng nề trong gia đình khiến bọn trẻ không còn tâm trí nào tập trung vào chuyện học hành.

Tác động của căng thẳng về tiền bạc đến cuộc sống vợ chồng

Tuy không thể kiểm soát công việc làm của bạn hay suy thoái kinh tế, nhưng bạn và bạn đời vẫn có thể tìm được những cách tích cực để xử trí những tác động của suy giảm kinh tế trong hôn nhân và gia đình. Cách xử trí tình trạng này thực sự có thể khiến mọi người nhích lại gần nhau hơn, mà không tạo khoảng cách hay mâu thuẫn liên tục. Nếu đang trải qua căng thẳng tài chính do sụt giảm kinh tế, bạn có thể phải đối diện với một số tình huống như:

• Cảm xúc bối rối, tức giận, hoang mang, sợ hãi…

• Không tin tưởng bất cứ ai; cảm thấy thế giới không còn an toàn, và cuối cùng là không biết phải làm gì

• Kiệt sức, muốn thu mình lại, có cảm giác hỗn loạn, muốn bỏ mặc tất cả hay rút lui.

Nếu không thể nhận thức hay quá lúng túng để đối phó với tất cả những gì đang trải qua, có thể thấy bạn đang trút mọi thất vọng, lo lắng hay những cảm xúc tiêu cực khác lên bạn đời hay con cái. Khi nhìn một xấp hóa đơn cần thanh toán, bạn có xu hướng cảm thấy stress, dễ dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, sự bất an về tài chính không chỉ ảnh hưởng đến người đang trải qua tâm lý căng thẳng. Nhiều nghiên cứu cho thấy căng thẳng mạn tính có tính lây nhiễm, thể hiện qua những ảnh hưởng bất lợi đến trẻ nhỏ.

Cách đối phó với căng thẳng về tiền bạc

Cũng từng trải qua giai đoạn túng thiếu, căng thẳng về tiền bạc, nên vợ chồng anh Huy chị Lan rất thông cảm với những cặp vợ chồng đồng cảnh ngộ. Và, sau khi vượt qua giai đoạn khó khăn về kinh tế, vợ chồng họ cũng rút ra bài học nghiệm, đó là cần quan sát các dấu hiệu cho thấy căng thẳng đã chạm đến đỉnh, nơi mà những cảm xúc dường như đang hỗn loạn và đầu óc cứ liên tục quay vòng.

Lúc này, hãy hít vài hơi để giữ bình tĩnh trước khi phản ứng theo cách tiêu cực đối với những người thân yêu nhất của bạn. Cho phép bản thân có nhận thức cảm xúc tốt, thay vì phán xét, và chấp nhận việc những cảm xúc đến và đi, giống như đó là những vấn đề bạn cần giải quyết. Cũng cần nhận thức những suy nghĩ của bản thân, bằng cách nhận biết những gì bạn đang tạo ra và lặp lại trong đầu cách chúng ảnh hưởng đến việc làm của bạn.

Việc cố nắm bắt một chu kỳ quay tiêu cực có thể giúp tìm thấy việc làm tích cực, bởi vì luôn có ít nhất một khía cạnh tích cực để bạn có thể đánh giá cao và tập trung vào nó. Chẳng hạn như: “Tôi biết, mình sẽ không bao giờ bỏ cuộc” hay “Cho dù xảy ra điều gì tôi sẽ bảo vệ và yêu thương những mối quan hệ đang có với bạn đời và gia đình”. Tự nhủ với bản thân về những khía cạnh tích cực của bản thân và cuộc sống có thể bắt đầu chuyển từ trạng thái tuyệt vọng sang việc làm tích cực, cho dù là vấn đề nhỏ.

Bạn đã đem lại điều gì cho cuộc sống chung và con cái của mình? Có thể là một cam kết không từ bỏ họ, chia sẻ với họ nỗi lo lắng, thất vọng, và những hy vọng về bản thân với bạn đời, thay vì cố gắng che giấu và phủ nhận chúng. Cũng có thể là sức mạnh không chịu lùi bước, nhưng cần tập trung sáng tạo trong một cuộc khủng khoảng tài chính cùng với bạn đời và gia đình.

Hãy quyết định luôn đồng hành các thành viên gia đình trong suốt giai đoạn khủng khoảng hay căng thẳng, bởi vì hôn nhân không phải là thanh toán ngân phiếu hay nhà cửa. Bạn có thể mất mát tiền bạc, nhưng không có nghĩa là đánh mất những giá trị bên trong có với bạn đời để có được cuộc hôn nhân này. Sau cùng là hãy chịu trách nhiệm về cách sẽ thực hiện với gia đình, vì bạn vẫn có thể tiếp tục đóng góp cho gia đình thông qua các giá trị khác của bản thân, bất kể những thay đổi và căng thẳng từ tác động bên ngoài.

Theo PHƯƠNG NGA (Kiến thức gia đình số 31)
Bệnh viện Hạnh Phúc
Bệnh viện Hạnh Phúc