Cà tím có tên khoa học là Solanum melongena, có nguồn gốc ở Ấn Độ. Nó đã được trồng ở các nước thuộc Đông Nam á từ thời tiền sử nhưng dường như đã trở thành quen thuộc với thế giới phương Tây khoảng 1500 sau Công nguyên.

Tên Solanum melongena có nguồn gốc từ một thuật ngữ tiếng Ả Rập từ thế kỷ 16, có nhiều loại, thường nhất là màu tím, màu xanh hoặc trắng. Hình dạng quả giống như trứng ngỗng hoặc trứng gà nên được gọi với tên là “eggplant”. Cây thuộc họ Cà (Solanaceae), trong nhóm này có Cà độc dược chứa nhiều ancaloit độc như solanin vì vậy đa phần người ta thường nghĩ rằng ăn cà tím độc và hay gây đau nhức mình mẩy.

Các món ăn có cà tím thường là nướng rồi lột vỏ sốt mỡ hành chấm nước mắm tỏi ớt, mắm kho, hoặc um hay xào chung với các loại rau củ quả khác thành món chay rất ngon. Khi ăn sống thì vị hơi đắng, nhưng khi nấu chín sẽ mất vị đắng và mùi vị thơm dễ chịu hơn. Khi chế biến nên ướp qua tí muối rồi rửa sạch và xắt lát sẽ làm quả mềm hơn và giảm bớt vị đắng tuy nhiên đôi khi cũng không cần thiết, vì hiện nay người ta đã trồng được các giống cà không đắng. Thịt quả khi xào với dầu thường hấp thu dầu béo rất nhiều tuy nhiên chính nhờ quá trình ướp muối sẽ giúp hạn chế lượng dầu thấm vào thịt quả. Thịt quả mềm, chứa nhiều hạt nhỏ dính vào thịt, người ta thường ăn luôn vỏ quả và hạt.
Nghiên cứu thành phần dinh dưỡng và hoạt chất trong cà tím, người ta ghi nhận nó có chứa hợp chất trigonellin, beta-amino-4-ethylglyoxalin và cholin, vỏ quả màu tím có chứa nhiều sắc tố thuộc nhóm anthocyanidin, người ta còn tách chiết được 1 ester là para-cumarin và delphinidol. Thịt quả còn chứa nhiều protid, cellulose, đường, chất béo, đặc biệt nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP, nhiều khoáng tố vi lượng như Fe, Zn, Ca, P, K, Mg, Mn. Quả cũng có chứa alkaloit solanin như hầu hết các loại cà khác.

 

cà tím ăn có tốt, các món ăn từ cà tím, cà tím chữa bệnh gì, cà tím có tác dụng gì, thai phụ và cà tím, cà tím và thai phụ, ca tim, cà tím ăn sống, cà tím ăn sống có tốt không, cà tím ăn có độc không, cà tím và bà bầu, ăn cà tím có độc không, ăn cà tím có nóng không, ăn cà tím mang thai, ăn cà tím có tốt cho bà bầu, ăn cà tím có béo không, cà tím ăn sao cho bổ, cà tím cho bé ăn dặm, ăn cà tím có hại, ăn cà tím bao nhiêu ca lo, cà tím kị gì, quả cà tím có tác dụng gì, cà tím tốt cho sức khỏe, cà tím chữa ung thư, cà tím và tác dụng, cà tím vị thuốc, cà tím chữa ung thư, cà tím và công dụng, tạp chí sức khỏe, tap chi suc khoe, tạp chí sức khỏe bộ y tế, tap chi suc khoe bo y te, suc khoe, sức khỏe, sức khỏe bộ y tế, suc khoe bo y te, khoe24h, chuyen san suc khoe, chuyên san sức khỏe, tạp chí sức khỏe byt, tap chi suc khoe byt, suc khoe byt, sức khỏe byt, web suc khoe, website suc khoe, web ve suc khoe, website tap chi suc khoe, website bao suc khoe, website chuyen san suc khoe, tạp chí sức khỏe online, tap chi suc khoe online, tap chi suc khoe online khoe24h, các tạp chí về sức khỏe, các web về sức khỏe, các website về sức khỏe, các website sức khỏe, tạp chí về sức khỏe, web về sức khỏe

Theo y học cổ truyền, cà tím có vị ngọt, tính lạnh, không độc, tác dụng điều hòa thân nhiệt, bổ ngũ tạng hư tổn, tán huyết ứ, cầm máu, tiêu sưng. Được dùng chữa đại tiểu tiện ra máu, tiểu buốt, đi cầu ra máu, viêm loét ruột chảy máu, phụ nữ rong huyết, chữa sưng tấy, tay chân nứt nẻ khi trời lạnh giá, đau răng, viêm lợi, chín mé ngón tay ngón chân gây sưng nhức.

Cà thường được dùng làm thức ăn, nhưng nên chọn quả chín thì hàm lượng solanin giảm nhiều hơn quả xanh, rễ và vỏ cây phơi khô sắc lấy nước uống mỗi ngày. Dùng ngoài có thể dùng dạng tươi hoặc đốt rồi tán bột đắp.
Đơn thuốc có cà tím:
– Chữa đại tiểu tiện ra máu, phụ nữ rong huyết, dùng quả cà già vàng cuống, thái mỏng, sao vàng, tán bột, uống mỗi lần 8g với ít nước giấm nhạt, ngày uống 3 lần.
– Tiểu buốt ra máu, đi cầu lỵ ra máu hay viêm ruột chảy máu, dùng 40g rễ và thân cây khô sắc nước uống
– Miệng lở có nấm, răng sâu sưng đau, trĩ ra máu, dùng cuống hoặc hoa cà đốt ra tro, tán nhỏ, uống với nước cơm, mỗi lần 8g và lấy ít bột rắt vào chỗ đau.
– Người bị sưng tấy, dùng quả cà mài với giấm bôi, hoặc giã nhỏ, chưng với giấm đắp vào.
– Tay chân nứt nẻ vì trời lạnh, chín mé ngón tay, chân, lấy rễ và cây khô nấu nước ngâm rửa.

Tác dụng phụ: Nhiều tạp chí y học báo cáo có hiện tượng ngứa ở ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím, năm 2008 nghiên cứu một mẫu của 741 người ở Ấn Độ (nơi cà tím thường được tiêu thụ nhiều nhất) cho thấy rằng gần 10% nói rằng có triệu chứng giống như bị dị ứng sau khi ăn cà tím, trong khi 1,4% cho thấy các triệu chứng xuất hiện ngay trong vòng chưa đầy 2 giờ sau khi ăn, hiện tượng viêm da hoặc dị ứng với phấn hoa cà cũng đã được ghi nhận. Đó là do trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin và hàm lượng lại cao, nên cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm. Dù vậy những nghiên cứu cũng xác định khi nấu chín và kỹ thì có thể ngăn chặn được tác dụng phụ này. Cà có tính lạnh nên những người yếu mệt hoặc dạng hàn thấp (đau nhức khi trời lạnh) thì không nên ăn nhiều và thường xuyên.

 

Dược sĩ Lê Kim Phụng

Nguồn: Tạp chí Sức Khỏe
Bệnh viện Hạnh Phúc
Bệnh viện Hạnh Phúc